Monday, April 1, 2024

Tháng 3-1975 Huế Đà Nẵng - Mai Chu

  Từ Huế vào tới phi trường Đà Nẳng gần trưa 24-3-1975, điều đầu tiên, Tôi kiếm điện thoại liên lạc với người em trai tên Chu Hạ đang phục vụ trong ngành truyền tin thuộc tổng đài Khánh Vân, Sư Đoàn 1 Không Quân VNCH.

Sau đó, liên lạc với THVN9 Sài Gòn.
Xếp lớn TT LV Hoà chỉ thị Tôi lấy vé Air VN để Thu Hình Viên Nguyễn Văn Đông bay về Sài Gòn trước.
Còn Tôi phải ở lại đón phái đoàn cấp trưởng khối đại diện Bộ Dân Vận đem tiền từ trung ương ra cứu trợ gia đình Dân Vận Thông Tin vùng 1, ngày 27-3-1975.
Đồng thời, bằng mọi cách xin giới chức hữu trách quân đoàn 1 phương tiện yễm trợ ra phá đài truyền hình Huế.
Vì trưởng đài và nhân viên để nguyên trạng máy móc, kỷ thuật bỏ Huế chạy mà không xin lịnh phá huỷ. vc có thể xử dụng tuyên truyền khai thác tâm lý chiến.
Chiều hôm đó, Tôi với Đông đi quay phóng sự hình ảnh sinh hoạt thị xã Đà Nẳng.
Dân từ vùng hoả tuyến Trị-Thiên phía Bắc chạy vào.
Tỉnh lỵ Quảng Nam và Quảng Ngãi kéo tới.
Khiến số lượng dân chúng tập trung tại thị xả này vào tuần lễ chót tháng 3-1975 tăng nhanh theo cấp số nhân.
Đường phố chen chúc người đi bộ. Xe gắn máy và xe hơi kẹt cứng, bóp còi hối thúc in õi giữa không khí oi nồng ngột ngạt đầy ắp hiểm họa chiến tranh ngay trung tâm thị xả Đà Nẳng!
Về phía biển, lưu thông đường đất còn tệ hại gấp bội.
Chung quanh căn cứ bộ tư lịnh Hải Quân Vùng 1, người chực chờ đông đảo, tay xách nách mang chút tài sản gom góp vội, bỏ nhà bỏ đất lánh nạn cộng sản!
Một số không nhỏ, khó ước lượng con số, đã chen chúc lên trên vài chiếc tàu quân vận đậu ở cầu tàu, im lìm không biết chừng nào tách bến, hay là tàu hư hỏng nằm bến chờ tu bổ đại kỳ?
Rất nhiều thuyền thúng, ghe nhỏ nhấp nhô chở đầy người ra chiếc thương thuyền bỏ neo giữa biển nước bao quanh.
Thấy rõ ràng hai chữ Trường Thành phía sau bong tàu.
Chúng Tôi làm nhiệm vụ quay phim phóng sự cấp tốc, không có nhiều thì giờ hỏi han giá cả dịch vụ đưa người ra tàu bao nhiêu tiền hay bao nhiêu vàng!
Có tin đồn đại loan truyền vài chiếc thuyền thúng đã bị lật úp vì sóng đánh ập nước, một số người mất tích không rõ con số đích xác bao nhiêu coi như chết chìm.
Chắc chắn, lẫn lộn trong khối dân chúng từ các quận lỵ,tỉnh thành lân cận Đà Nẳng kéo dồn về đây, cộng quân gài người trà trộn lấy tin tức và thừa cơ phao tin đồn thất thiệt, gieo hoang mang làm xáo trộn,giao động tâm lý quần chúng tạo thêm bất lợi cho chính quyền sở tại!
Tại Huế, Tôi không thấy thông tín viên truyền thông ngoại quốc.
Nhưng tại Đà Nẳng, tình cờ gặp vài đồng nghiệp VN “đi khách” cho NHK và Reuter and UPI!
Đó là chưa kể, chi nhánh Việt Tấn Xả đặt tạm tại cầu thang toà thị chính Đà Nẳng,vì chưa có cơ sở chính thức.
Người bạn Nguyễn Trần Anh từ Sài Gòn ra giữ chức vụ này “gò mình” quanh mấy chiếc Telex gõ lọc cọc liên tục trên mớ giấy trắng tinh. Bận đến độ không thể tiếp chuyện, lúc Tôi tình cờ ghé ngang qua đó để lấy giấy trưng dụng vé hàng không dân sự Air VN để THV Đông bay về Sài Gòn trưa ngày 26-3-1975!
(Mãi đến gần 40 năm sau, gặp lại nhau tại Little Sài Gòn OC California, mới vỡ lẻ “Bạn Ta Nguyễn Trần Anh bị vc “tó” chung với ký giã Trần Quang báo Tiếng Vang và Dân Chủ ra công tác bị kẹt ở Đà Nẳng!
Bị bắt “đi tì”, học tập cải tạo, sau thả ra theo chương trình HO qua Mỹ tự do sinh sống)
Rất may mắn, tại đây Tôi gặp Đại Tá Tôn Thất Khiên, phụ tá Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán đặc trách bình định phát triển lo tái định cư quân dân cán chính miền trung tị nạn cộng sản.
Tôi đã nảy ra sáng kiến xin Ông ký giấy trưng dụng ưu tiên khẩn cấp 10 chỗ Air VN từ Đà Nẳng bay vào Sài Gòn.
Với giấy phép này, Tôi đã gặp Ông Mân, chi cuộc trưởng Air VN Đà Nẳng lấy 10 vé để trống tên hành khách cũng như chưa có ngày giờ chuyến bay. Sẽ điền tên vào tại nhà ga phi trường dân sự Đà Nẳng trước giờ lên máy bay.
Ngày 26-3-1975, Tôi tới nhà Trung Uý Bác Sỉ Quân Y Đồng Sỉ Nam đón Quý Hương và người chị mới sinh con trai đầy tháng lên phi trường nhờ Đông “hộ tống”bay vô Sài Gòn trước!
Đến ngày 27-3-1975, Tôi đón phái đoàn đại diện Dân Vận trung ương do anh Nguyễn Tiến Thịnh và Cao Đắc Tuyên lảnh đạo đem tiền ra ủy lạo cứu trợ gia đình thông tin dân vận vùng 1.
(Hiện 2 Anh NT Thịnh và CĐ Tuyên đang sống ở Little Saigon thủ phủ Người Việt Tị Nạn vc Hoa Kỳ)
Ngoài ra còn có các chuyên viên kỷ thuật điện tử: Thái Hạnh, Võ Văn Sáu, Nguyễn Quang Minh và trần sum(K1-VTX cựu trưởng đài TV Huế).
Huỳnh Quy, trưởng đài phát thanh Đà Nẳng và một số nhân viên đem xe ra đón.
Tôi liên lạc đưa phái đoàn vào gặp Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng, tham mưu trưởng Quân Đoàn 1 để xin tiếp xúc với Trung Tướng Trưởng nhờ yểm trợ trực thăng ra phá đài truyền hình Huế.
Đại Tá Đáng tiếp phái đoàn một cách cấp tốc.
Đi thẳng vào vấn đề cho biết rõ ràng nhanh chóng:
“Xin lỗi quý vị! Hiện tại,chúng tôi không đủ phương tiện trực thăng để yễm trợ lương thực, cũng như đạn dược cho các đơn vị chiến đấu trực thuộc đang giao tranh khốc liệt với địch quân.
Cho nên quân đoàn 1 rất lấy làm buồn không thể nào thỏa mãn yêu cầu do quý vị đưa ra.
Trung Tướng Tư Lịnh Quân Đoàn nhờ Tôi chuyễn lời khuyên tới quí vị nên nhanh chóng về lại Sài Gòn trình lên với trung ương những khó khăn bất khả kháng của chúng tôi”
Cuộc hội kiến xảy ra chóng vánh không đầy 10 phút, bằng câu cám ơn kết thúc như lời chào tiễn khách:
“Cám ơn quý vị nhiều. Xin hẹn gặp lại vào dịp khác”!
Ngay sau đó, cả phái đoàn tiu nghỉu vội vã ra xe theo Huỳnh Quy về tạm trú qua đêm tại đài phát thanh Đà Nẳng, phía bên biển Sơn Chà, sát nách đài radar Mỹ được chuyển giao cho hải quân vùng 1 cai quản. Khuya đêm đó, đặc công vc kéo quân di chuyển ngang qua trước cổng đài phát thanh, đột kích bắn phá và dùng chất nổ phá hủy cơ sở đài radar Sơn Chà.
Phái đoàn trung ương gồm những người ngồi văn phòng làm việc có máy lạnh chưa hề “nếm mùi vị chiến trường” một phen hốt hoảng kinh hồn, bạt vía nghỉ rằng không còn cơ hội trở về mái ấm gia đình.
Trong những lần họp mặt ACE THVN9, Anh Tuyên rất thẳng thắng thú nhận: ”Đêm đó tưởng chết rồi. Thấy vc mặc đồ đen, mang súng ống rầm rộ đi chuyển trước cổng đài, mà CSDC bảo vệ không khai hoả.
Anh em lấy bàn ghế chận cửa tạo trở ngại ra vào.
Núp coi qua cửa kiếng, bụng đánh lô tô, tim đập thình thịch, run bỏ mẹ.
Tao bắt thang leo lên trần nhà núp. Tụi vc bắn phá dữ dội lắm. Đinh tai nhức óc.
Hú vía còn sống”
Tôi ngủ ngoài phố. Nửa đêm điện thoại reo vang. Tôi bốc máy, nghe anh Nguyễn Tiến Thịnh nói như “trăn trối”:
-Em liên lạc gấp với Anh Hoà làm công điện khẩn trưng dụng AirVN để phái đoàn về. Nếu qua khỏi đêm nay, còn sống, mai sáng sẽ gặp sớm tại phi trường.
Tôi gọi Khánh Vân nhờ em Tôi Chu Hạ “hotline” gặp Anh Hoà chuyển đạt những gì trưởng phái đoàn là Anh Thịnh đã nói!
Riêng Tôi, thêm sáng kiến gọi về phòng điều hợp không vận tổng tham mưu xin giữ 10 chỗ trong chuyến bay quân sự C130 sớm nhứt để phái đoàn về,trong trường hợp AirVN trục trặc hủy chuyến bay.
Bởi sự quen biết được tín nhiệm tin cậy, trong vấn đề giao dịch làm việc phục vụ quốc gia, Trung Tá Cương, trưởng phòng điều hợp không vận TTM đã tận tình “booking manifest” giữ chỗ trước cho phái đoàn.

Đà Nẳng 28-3-1975
Với tình thế,quá khẩn trương,Tôi giãi thích cho đại gia đình Quý Hương biết tất cả mọi người muốn đi cứ lên hết phi trường “standby”!
Tôi không dám nói rõ những gì có thể xảy ra vì không đủ dữ kiện trong tay. Chỉ phó thác số mệnh “từ cơ ứng biến”, từng giai đoạn tuỳ theo hoàn cảnh.
Sáng hôm đó, có một chuyến Air VN, và hai chuyến máy bay quân sự C130 đáp Đà Nẳng.
Anh Tuyên nguyên thuỷ làm việc cho hàng không dân sự, có nhà trong khu cư xá Tân Sơn Nhứt, cho nên có “phe ta” đưa lên tàu vọt sớm về Sài Gòn.
Số anh em còn lại bị chờ “dài người” bay chuyến chiều.
Phi trường Đà Nẳng, trạm Air VN đối nghịch Air Kaki quân sự, chia đôi bởi nhiều đường bay chắn ngang chính giữa.
Tôi phải vận dụng mọi phương tiện, lấy mười người của gia đình QH, từ trạm hàng không dân sự đưa qua trạm hàng không quân sự bay bằng C130 vào Sài Gòn.
Số còn lại, Tôi dùng vé AirVN đã mua sẳn từ Ông Mân chi cuộc trưởng Đà Nẳng.
Khoảng 2 giờ chiều, hai chuyến phản lực AirVN đáp.
Chỉ có chiếc Boeing 727 vào trạm.
Võn vẹn một hành khách duy nhứt bước xuống tàu là Thiếu Tá CSQG Liên-Thành.
Chiếc thứ hai bị trực thăng bay chận đầu mũi không cho chuyển động.
Sau đó, Tôi thấy một chiếc trực thăng thứ hai đáp bên cạnh thả một số người xuống, hấp tấp chạy thẳng lên cầu thang biến mất vào trong lòng máy bay.
Chỉ trong thoáng chốc máy bay tức tốc cất cánh.
Lấy tư cách báo chí, Tôi tìm hiểu được giới chức thẫm quyền Air VN địa phương cho biết Vị Tư Lịnh Quân Đoàn dùng quyền trưng dụng phương tiện “di tản thân nhân gia đình” khỏi vùng giao tranh chiến sự.
Thủ tục khám xét hành khách ưu tiên cho lên tàu trước là phái đoàn Dân Vận trung ương.
Nhân cơ hội này, Tôi gài hết những người còn lại của gia đình QH đi ké liền sau lưng phái đoàn, may mắn lên máy bay một cách trót lọt.
Tôi là người bọc hậu đi sau chót, bất ngờ bị trần sum níu lại cho biết không được phép qua khỏi cổng vì “metal detector” rú lên, nhân viên công lực chận lại khám người lòi ra khẩu k54 súng của vc dấu trong nách áo. Tôi hơi bực, giọng có vẻ xì nẹt:
-“Anh muốn giử súng thì ở lại về sau. Bỏ súng lại lên tàu về Sài Gòn báo cáo mất!”
Nhưng trong đầu, Tôi thắc mắc bắt đầu hoài nghi “tại sao tên này có súng cộng sản k54, không lẽ hắn làm tay sai nằm vùng cho vc”!
Rồi Tôi lo áp tải người nhà Quý Hương hối hả lên máy bay.
Đột ngột, cảnh náo loạn xảy ra, hành khách chen lấn xô đẩy nhau chạy túa ra sân, tràn lên thang máy bay.
Rất may mắn, hành khách thuộc thành phần ưu tiên lên máy bay trước, không gặp trở ngại trong việc ngồi vào ghế không cần đúng chỗ ghi trên vé.
Thấy ghế trống ngồi đại vào đó là yên chuyện.
Phi hành đoàn phát giác ra cảnh hổn loạng bùng nổ bất ngờ, vội vã đóng ập cửa máy bay. Cấp tốc di chuyển phi cơ ra đường bay cất cánh liền. Trong khi, một số người còn đứng lố nhố, mà không có ghế ngồi.
Thật là kinh hoàng, Tôi không đủ khả năng diễn tả nỗi lo sợ khủng khiếp xảy ra lúc đó, lòng phập phòng nơm nớp chỉ sợ máy bay rớt bất tử.
Cuối cùng, máy bay đáp Tân Sơn Nhứt với hơn 2 giờ trên không phận, thay vì thông thường bay từ Đà Nẳng vào Sài Gòn chỉ mất một giờ 15 phút thôi.
Nghe nói phi cơ không thể kéo bánh lên vì bị kẹt hình như có người đeo trốn ở trong đó.

Monday, March 28, 2022

Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê - TRẦN KHIÊM và Những Bài Viết, Video về tháng 3 năm 1975

Tầu Trường Thành đưa 12,000 ngưòi di tản giờ chót ra khơi

Ký sự hình ảnh của TRẦN KHIÊM

Trên trang báo này là những hình ảnh cuộc di tản bi thảm tại bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng trong những ngày giờ cuối cùng của tháng 3 năm 1975 dưới mắt phóng viên Trần Khiêm.

Phóng viên Trần Khiêm, sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, Huế, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật làm hình, làm phim tại Hoa Kỳ,  làm việc với hai hãng Truyền Hình ABC và CBS tại vùng I chiến thuật. Là phóng viên  duy nhất còn sót lại tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của tháng 3 năm 1975.Vào thời điểm này, anh Khiêm làm việc cho Hãng Truyền Hình ABC Trong khi thành phố Đà Nẵng rối loạn với sự tiếp nhận hằng trăm người dân từ hai tỉnh Quảng Trị,

 Phóng viên Trần Khiêm

Thừa Thiên Huế vào lánh nạn và trong lúc mọi người tìm cách ra đi khỏi thành phố thì anh Trần Khiêm vẫn có mặt trong thành phố, xách máy hình đi khắp nơi ghi lại cảnh rối loạn và đau buồn của người dân và quân đội. Cho đến chiều tối ngày 29 tháng 3 năm 1975, anh Khiêm cùng một số Tướng lãnh và quân đội mới lội ra biển Mỹ Khê để lên tàu vào Nam. Trong số 12 tướng lãnh có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Trong bối cảnh của ngày 28 tháng 3, anh Khiêm đã chứng kiến không biết bao cảnh thê lương, những cảnh đau lòng, khi cha mẹ leo lên tàu, thả dây xuống tàu buộc con vào để kéo lên, nhưng không may sợi dây đứt hoặc vì sự chen lấn, tranh nhau lên tàu, con rơi xuống biển..v..v.. cảnh hằng chục chiếc Thiết Vận xa M.113 lao ra biển để làm đầu cầu leo lên tàu, nhưng một số binh sĩ và cả sĩ quan không leo lên tàu được và thiết vận xa chìm dần chìm dần xuống biển sâu.

Nhiều chục ngàn người nằm ngồi chờ đợi ngày đêm tại cảng Đà Nẵng với hy vọng sẽ được tàu Trường Thành chở đi, nhưng chờ đợi mãi số người này bỏ đi tìm nơi khác để rồi khi tàu nhổ neo họ không có mặt trên  tàu. Theo phóng viên Trần Khiêm thì cảnh di tản này diễn ra vô cùng đau buồn khi chiếc thương thuyền Trường Thành cập cảng Đà Nẵng từ nhiều tháng trước chờ bốc hàng đã không có hàng, phải neo tại bến và hằng chục ngàn người chen lấn leo lên tàu chờ đợi di tản. Nhưng tàu không có lệnh rời bến. Tuy vậy cuối cùng tàu Trường Thành cũng rời cảng Đà Nẵng vào trưa ngày 28 tháng 3  mang theo khoảng 12, 000 dân tỵ nạn Đà Nẵng về Saigon an toàn, mặc dù trên Hải trình dài đã trải qua bao nhiêu sóng gió và Thủy thủ đoàn phải tìm mọi cách né tránh sự dòm ngó của Hải Quân CSVN hoạt động mạnh trên biển Đông kể từ tháng 1 năm 1975.

 Hồi tưởng cuộc di tản đau thương từ Đà Nẵng, Trần Khiêm cho biết là chiều ngày 28 tháng 3 năm 1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng và 11 vị Tướng khác có mặt tại Đà Nẵng đã họp tại Quân trấn để đặt kế hoạch giữ Đà Nẵng theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, trong khi ấy thì  các Sư Đoàn Dù, Sư đoàn TQTC và sư Đoàn 2 rút khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên và tập trung về Đà Nẵng. Phiên họp tại Quân trấn Đà Nẵng giải tán vào lúc 6 giờ chiều ngày 28 tháng 3 thì  mạnh ai nấy tìm cách về nhà đưa vợ con di tản.

Sau khi đã gởi gia đình theo một chuyến bay vào chiều ngày 27 tháng 3 theo kế hoạch di tản của Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng với toán phóng viên Quốc tế tại Trung tâm báo chí Đà Nẵng (Danang Press Center) đặt tại Cổ Viện Chàm, anh Khiêm ở lại  theo dõi từng diễn biến của Đà Nẵng.  Anh Khiêm kể “Chiều ngày 28 tháng 3, tôi đến Quân cảng Đà Nẵng cầu Trịnh Minh Thế để chờ tàu. Nhưng tại đây một đơn vị pháo 155m/m thuộc sư đoàn Dù do Đại úy Sa chỉ huy được lệnh xuống tàu về Saigon bảo vệ thủ đô. Nhưng theo tôi biết thì đơn vị pháo này không bao giờ xuống tàu vì tàu không cập bến. Những khẩu đại bác 155m/m này sau đó đã lọt vào tay kẻ thù.”

Sau khi đơn vị pháo binh chiến quân cảng và biết chắc không có tàu đến chở đi, anh Khiêm và đại úy Sa tìm cách đến bãi biển Mỹ Khê. Tại đây anh chứng kiến cảnh hổn loạn và đau buồn hằng chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Nhưng không phải những chiếc vận xa nào cũng đều cập vào tàu há mồm được, có những chiếc chìm xuống biển sâu và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê. Theo anh Khiêm thì tại bãi biển Mỹ Khê có đến khoảng 5 sư đoàn quân và 12 vị tướng lãnh chờ đợi tàu đi đến di tản vào Nam trong một cơn hổn loạn đau buồn của tháng 3 năm 1975.

Cuối cùng, vào khoảng nửa đêm thì Hải Quân cho tàu há mồm vào bốc đi. Thế nhưng chỉ chở được một số. Đa số còn lại không rời được bãi biển Mỹ Khê và họ đã chờ đợi cho đến sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, đa số bị cộng sản vây bắt một số chết vì bị pháo của Cộng Sản bắn vào khu tập trung quân đội. Đau buồn thay là trong đêm 28 tháng 3 đã có những vụ tự sát tập thể của một số sĩ quan, binh sĩ không muốn lọt vào tay quân thù.

Phóng viên Trần Khiêm đến Mỹ năm 75,  anh tiếp tục học và tốt nghiệp cao học ngành Fine Art (Master Degree of Fine Arts Emphasis in photography) tại trường Golden State University of California, năm 1983. Sau nhiều năm làm nghề hình tại khu Little Saigon,  anh Trần Khiêm hiện đã về hưu còn giữ lại gần 1000 tấm hình do anh chụp cảnh đau thương của dân các tỉnh Quảng Trị, thừa Thiên Huế và Đà Nẵng từ tháng 1 năm 1975 đến ngày cuối cùng 28 tháng 3 năm 1975.

02/05/2008

Bài trích theo Hoàng Phúc

Nguồn: https://vietbao.com/a120557/da-nang-di-tan-nhung-gio-cuoi-tai-bai-bien-my-khe


Những Người Lính bị bỏ rơi
6 giờ chiều ngày 24/ 3 /1975 Lữ Đoàn 147 TQLC được lệnh bỏ Quảng Trị , 8 giờ sáng ngày 25 /3 /1975 toàn bộ bộ LĐ 147 tụ tập tại Thuận An gồm các Tiểu đoàn 3 , 4 , 5 , 7 , TĐ 2 pháo binh và một đại đội viễn thám đi về phía cửa Tư Hiền .
10.30 sáng 25 /3 /1975 thì được lệnh của cấp trên dừng lại để Tàu HQ vào đón , chờ đến 5 giờ chiều mà không có tàu HQ đón và cái gì phải đến đã đến . Quân truy kích CSBV đã vượt qua Phá Tam Giang và Cửa Thuận An mà không bị ngăn cản bởi các Giang Đoàn và Duyên Đoàn HQ ( có lẽ đã bỏ đi ) .
CSBV bao vây LĐ 147 và tàn sát TQLC bằng các vũ khí cộng đồng lớn nhỏ . Sáng ngày 26 / 3 /1975 khi vòng vây đã siết chặt thì mới có hai chiếc LCU vào đón , một chiếc đón được bộ chỉ huy lữ đoàn , 100 thương Binh và 200 TQLC , chiếc này bị trúng một thỏa tiễn AT3 , chiếc LCU thứ hai bị trúng đại bác của địch và bị mắc cạn , sau đó không có một chiếc tàu nào vào nữa !
Ngày 26/3/1975 tại Đà Nẵng cả một lữ đoàn gần 4.000 TQLC chỉ về được có 100 thương binh và 200 lính khỏe mạnh trên một chiếc LCU duy nhất .
3 giờ sáng 27/3/1975 toàn bộ cái còn lại của Lữ đoàn 147 bị CSBV bắt trói ( xin không được nêu tên các vị tiểu đoàn trưởng bị bắt ).
Trong Hồi ký của Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 23 , Ông cũng phải thú nhận sự việc gần như toàn bộ Lữ đoàn 147 đã bị địch quân bắt .
Không có một chiếc phản lực nào bay một đoạn ngắn từ Đà Nẵng đến Thuận An thả vài trái bom để cứu gần 4.000 quân Tổng trừ bị .
Cũng theo Hồi ký của Phó đô đốc Hồ Văn kỳ thoại trang 196 thì ngay tại vùng biển Thuận An trong những ngày 24, 25, 26 tháng 3 /1975 , Hải quân đã có 8 chiến hạm và 4 chiến đỉnh, nếu cấp trên ra lệnh thì khối hỏa lực khủng khiếp này của HQ sẽ tấn công CSBV tại Thuận An ngay lập tức và từ đủ mọi hướng Đông Tây Nam Bắc. Nên nhớ khu này là một cù lao bốn bề là nước .
" Không ai có đủ liêm sỉ để viết những lời tạ tội đến các oan hồn uổng tử này ! "
Trích trong thư của Bằng Phong Phạm Vũ Bằng gửi Trung tướng Lâm Quang Thi.


Từ Lệnh Bỏ Huế ngày 25/3/1975 : Vĩnh Biệt Chốn Kinh Kỳ

Hình chụp hôm 24/3/1975, tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hoà chở dân di tản từ Huế cập bến Đà Nẵng. (Photo by Bettmann/CORBIS)

Việt Báo giới thiệu:
Những ngày này 44 năm trước, Việt Nam Cộng Hoà bị đồng minh Hoa Kỳ đẩy tới đường cùng. Số phận của Huế và cả nền Cộng Hoà tại miền Nam hầu như được quyết định trong hai phiên họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập ngày 25 và 26/3/1975. Để tưởng nhớ ngày phải rời bỏ Huế năm xưa, mời quý vị đọc lại bài viết của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, tác giả sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” và “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu”.

Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công Chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hoá Châu, gọi tắt là Thuận Hoá. Chữ “Hoá” dần dần đọc trại đi thành “Huế.”
Câu chuyện lãng mạn ấy đi đôi với cái phong cảnh nhẹ nhàng, quyến rũ của miền đất này. Lăng tẩm, Thành nội, Thành ngoại, đầm sen toả hương thơm ngát. Rồi những buổi chiều tím, những đêm trăng mờ, những con đò nho nhỏ. Nếu ta dừng lại ở vài bậc chót khi lên Chùa Thiên Mụ mà ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ trên dòng Sông Hương thì sẽ thấy lòng mình lắng xuống, rồi như bị cuốn vào với tiếng chuông chùa, ngân vang vào không trung: ai đi xa Huế làm sao quên được Sông Hương?
Cái cảnh nửa đi nửa ở không phải chỉ ám ảnh người lữ khách khi phải lìa xa nơi Cố đô, nhưng nó còn làm cho các nhà quân sự trăn trở không ít khi phải vĩnh biệt chốn Kinh Kỳ vào cuối tháng Ba năm ấy. Lúc thì cố thủ, lúc thì rút quân, rút xong lại muốn quay về giữ Huế, cứ dùng dằng mãi.
Trong một báo cáo tối mật của Tướng Fred Weyand gửi Tổng Thống Gerald Ford sau chuyến viếng thăm chiến trường Miền Nam vào cuối tháng 3, 1975, ông nói tới hậu quả bi đát của việc cúp hết viện trợ làm tê liệt khả năng chiến đấu của Việt Nam Cộng Hoà. Về cuộc họp tại Dinh Độc Lập trước khi bỏ Huế (13/3), ông bình luận:
“Trong mười hai ngày tiếp theo sau bưổi họp này (từ 13 tới 25), có sự băn khoăn lớn lao (critical desolation) từ phía Quân Đoàn I và Sàigòn về việc nên giữ lại những phần nào ở Quân Đoàn I, nhất là về việc có nên hay không nên giữ Huế”.

TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN

  • Anh Trưởng hả? Liệu có giữ được Huế không?
    Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Ngô Quang Trưởng qua điện thoại. Hôm đó là ngày 25 tháng 3, 1975. Một cuộc họp tại Dinh Độc Lập dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống Thiệu lúc 9 giờ 30 sáng. Hiện diện: ngoài Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm.
    Về phía quân sự: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên.
    Về phía dân sự: Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc, Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng.
    Khi mọi người đã đến đông đủ, một bầu không khí im lặng ghê rợn bao phủ phòng họp. Những điểm mầu đỏ đánh dấu vị trí đồn trú của quân đội Bắc Việt trên tấm bản đồ lớn trên tường đã mọc lên như nấm. Cuộc duyệt xét tình hình quân sự bắt đầu.
    Sau khi Tướng Khuyên trình bày về tình hình Quân Khu I và II, Tổng Thống Thiệu nhấc máy điện thoại gọi Tướng Trưởng hỏi xem có giữ được Huế hay không. Rồi ông nhắc lại câu trả lời từ đầu giây bên kia:
  • Trung Tướng Trưởng: “Nếu có lệnh, thì giữ.”
  • Tổng Thống Thiệu: “Liệu giữ được bao lâu?”
  • Trung Tướng Trưởng: “Ngày một ngày hai.”
  • Tổng Thống Thiệu: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
    Vì những biến cố về Huế còn đặt ra nhiều nghi vấn nên chúng tôi đã ghi lại thật rõ trong cuốn sách Tâm Tư Tổng Thống Thiệu về những diễn tiến ở Dinh Độc Lập có liên hệ tới Quân Đoàn I vào tháng 3/1975, cùng với suy tư của Tổng thống Thiệu và Trung Tướng Trưởng. Thêm vào đó là tường thuật của Đại Tướng Viên và những tài liệu của Hoa Kỳ (xem Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, Chương 3).

CUỘC HỌP TẠI DINH ĐỘC LẬP NGÀY 19 THÁNG 3

Trong bối cảnh ấy thì sáng ngày 19/3, Tướng Trưởng bay vào Sàigòn để trình bày kế hoạch rút lui lên tổng thống, lần này có sự hiện diện của cả Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Sự hiện diện của cụ Hương là việc bất thường, vì xưa nay khi bàn chuyện quân sự ông Thiệu thường chỉ mời có các ông Khiêm, Viên và Quang mà thôi. Chắc lúc đó, ông phải nhờ đến sự ủng hộ của Phó Tổng Thống để thuyết phục Tướng Trưởng nên bỏ Huế.
Theo Đại Tướng Viên thuật lại trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hoà (trang 162-163):
Tướng Trưởng trình bày kế hoạch với hai giải pháp:
Kế hoạch thứ nhất: nếu Quốc lộ 1 còn sử dụng được, quân ông sẽ rút từ Huế về Đà Nẵng và từ Chu Lai về Đà Nẵng.
Kế hoạch thứ hai: nếu Quốc lộ 1 bị cắt, các lực lượng sẽ rút vào ba cứ điểm là Chu Lai, Huế, và Đà Nẵng, nhưng Huế và Chu Lai chỉ là hai nơi tập trung quân để cuối cùng thì rút về Đà Nẵng bằng đường biển. Đà Nẵng sẽ là điểm phòng thủ chánh do bốn Sư Đoàn Bộ Binh và bốn Liên Đoàn Biệt Động Quân.
Vì lúc ấy không thể rút quân theo kế hoạch thứ nhất được vì đoạn đường Huế – Đà Nẵng, Chu Lai – Đà Nẵng đã bị chốt, làn sóng tỵ nạn lại đang từ mọi ngả dùng con lộ duy nhất này để chạy về Đà Nẵng, nên Tướng Trưởng kết luận: “Chúng ta chỉ có một chọn lựa, và chúng ta phải thi hành ngay trước khi quá trễ”. Chọn lựa của Tướng Trưởng là rút quân về Huế, Đà Nẵng, Chu Lai và lợi dụng những công sự phòng thủ đã có trong thành phố, hay địa hình chung quanh, như những cao điểm của những ngọn đồi ngoại thành để chống cự.
Trong cuộc họp ngày 19 tháng 3, Tổng Thống Thiệu kể lại là ông đã miễn cưỡng chấp thuận kế hoạch thứ hai của ông Trưởng vì ông Trưởng nói không còn đường nào tháo lui khỏi Huế được nữa vì Quốc lộ 1 đã bị chặn: “Tôi nói với tướng Trưởng là mặc dầu lịch sử có thể phán xét tôi như một thằng ngu (imbécile) nhưng vì lòng tôi đối với đất nước, tôi đồng ý”. Sau đó ông Thiệu tiễn ông Trưởng ra khỏi Dinh Độc Lập và nói:
– Tôi đợi đến khi anh về tới Đà Nẵng rồi sẽ tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh.
Tổng Thống Thiệu thêm: khi về tới Đà Nẵng thì “Ông Trưởng gọi điện thoại để yêu cầu tôi hãy hoãn lại việc tuyên bố tử thủ Huế trên đài phát thanh, vì có thể ta không giữ nổi Huế”. Tôi hỏi tại sao Tướng Trưởng lại thay đổi? Tổng Thống Thiệu trả lời: “Lý do là khi máy bay vừa đáp xuống Đà Nẵng, Tướng Trưởng nghe Tướng (Lâm Quang) Thi, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I báo cáo là Quân Đội Bắc Việt đã bắt đầu pháo vào Bộ Chỉ Huy rồi.
Việc Tướng Thi báo cáo Bộ Tư Lệnh của ông đã bị pháo thì Đại Tướng Viên cũng xác nhận trong cuốn hồi ký của ông (sđd., trang 164-165). Nhưng việc Tướng Trưởng xin hoãn tuyên bố cố thủ Huế trên đài phát thanh thì chưa thấy ai nói tới. Cũng theo lời Tổng Thống Thiệu, vì ông đã miễn cưỡng đồng ý với Tướng Trưởng về việc giữ Huế mà bây giờ lại thấy ông Trưởng dè dặt, lung lạc nên nhân cơ hội này, ông Thiệu lại nói thêm về việc nên bỏ Huế. Ông cho ông Trưởng biết là cả Phó Tổng Thống, cả Thủ Tướng đều chống lại việc giữ cả hai nơi – Huế và Đà Nẵng – cùng một lúc.
Nhưng mặc dù Tổng Thống Thiệu tỏ ý dè dặt, Tướng Trưởng vẫn tiến hành kế hoạch giữ ba cứ địa Huế, Chu Lai và Đà Nẵng, vì Quốc Lộ 1 đã bị chận rồi, không thể rút được nữa, vả lại ông cho rằng Tổng Thống tuy dè dặt nhưng chưa rút lại lệnh đó.
Vào thời điểm này thì đài BBC luôn loan báo đầy đủ chi tiết về cuộc triệt thoái Pleiku và tiên đoán là quân đội Bắc Việt sẽ tới vùng phụ cận Sàigòn trong vòng vài ba tuần lễ vì Quốc lộ 14 từ Ban Mê Thuột đã mở rộng. Đài VOA thì tường thuật về vụ nhóm Dân chủ ở Hạ viện đã bỏ phiếu chống viện trợ bổ túc cho Miền Nam (ngày 12 tháng 3) với số phiếu 189-49; rồi nhóm ở Thượng viện theo sau với số phiếu 34-6. Binh sĩ nghe liên tục như vậy nên tinh thần sa sút rất nhanh. Từ Miền Trung, đơn xin tiếp liệu về thực phẩm, dược phẩm, nhà tạm trú cho gia đình binh sĩ và nhân dân di tản tới tấp bay về Sàigòn, nhưng chính phủ trung ương đã hầu như cạn kiệt.

NĂM NGÀY TRĂN TRỞ VỀ HUẾ

Ngày 23 tháng 3, 1975, theo Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong hồi ký Đất Nước Tôi: “Tướng Trưởng họp bộ tham mưu tại Đà Nẵng, ra chỉ thị cho Tướng Thi tử thủ Huế nhưng đồng thời phải có kế hoạch để sẵn sàng di tản về Đà Nẵng nếu tình thế đòi hỏi. Đến đây ai cũng nhận thấy tình hình cố đô Huế rất nguy kịch, nếu không nói là tuyệt vọng”. Sau đó, sáng ngày 24 tháng 3, Tướng Thi và Bộ Tư Lệnh Tiền Phương đáp tàu Hải Quân đi Đà Nẵng…”
Ngày 25 tháng 3, theo Đại Tướng Viên: “Tất cả các đơn vị của quân đoàn I tụ lại tại ba phòng tuyến chánh: nam Chu Lai, Đà Nẵng (kể cả Hội An) và Bắc thành phố Huế… Tinh thần binh sĩ xuống thấp và chán nản. Từ lâu, chinh chiến hết trận này đến trận nọ, nhưng chưa bao giờ họ nằm trong cảnh tuyệt vọng như vầy… Trong tình thế thất vọng đó, Quân Đoàn I nhận thêm một quân lệnh từ Dinh Độc lập: Tổng Thống Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng dùng ba Sư Đoàn cơ hữu của Quân Đoàn để phòng thủ Đà Nẵng. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đóng vai trừ bị. Đêm đó tướng Trưởng ra lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị chung quanh Huế rút về Đà Nẵng…”
“Kế hoạch di tản lực lượng khỏi Huế bắt đầu bằng cách cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị cơ hữu của Sư Đoàn rút ra Cửa Tư Hiền…” (sđd., 171)
.
LỆNH BỎ HUẾ NGÀY 25/3/1975

Như viện dẫn ở đầu bài, trong buổi họp ngày 25/3, sau khi Tổng Thống Thiệu hỏi Tướng Trưởng “nếu ông quyết định giữ Huế thì được bao lâu,” ông Trưởng trả lời là chỉ giữ được “ngày một ngày hai,” ông Thiệu lập lại cho mọi người nghe, rồi ra lệnh: “Vậy nếu không giữ được, phải quyết định ngay, và nếu quyết định (bỏ Huế) thì phải làm cho lẹ.”
Tới đây ông Thiệu không nhắc lại thêm các câu trả lời sau đó của ông Trưởng nữa. Ông đặt ống nói xuống, và nói: “Ông Trưởng rất depressed” (chán nản). Sau khi tham khảo với Đại Tướng Viên, Tổng Thống Thiệu ra chỉ thị cho ông gửi công điện cho Tướng Trưởng, đưa ra ba lệnh (và tôi ghi rất rõ ràng xuống cuốn sổ tay còn giữ được):
“Thứ nhất, bỏ Huế;
“Thứ hai, phải làm cho lẹ; và
“Thứ ba, tử thủ Đà Nẵng.”
Tổng Thống Thiệu thở dài: “Mình trông cậy vào ba ‘enclaves’ (cứ điểm), mà bây giờ chỉ còn một ở Đà Nẵng.” Nghe vậy, ông Bắc và tôi bàng hoàng nhìn nhau. Như vậy là đã có lệnh chính thức bỏ Huế.
Trong cuốn “Decent Interval”, tác giả Frank Snepp viết về lòng thương của Tướng Trưởng đối với binh sĩ và hậu quả như sau:
“Đang khi Tướng Trưởng trình bày với Tổng Thống Thiệu về kế hoạch của ông thì số quân mà ông cần để thi hành kế hoạch này lại đang tan rã (disintegrating). Và đó là lỗi ông ta một phần (He was partly to blame). Mấy ngày trước đó ông đã cho phép quân nhân của Sư Đoàn I được phép lo cho an toàn của gia đình họ. Ông đã làm như vậy là vì lòng thương của một Tư Lệnh đối với binh sĩ, nhưng khi Quốc lộ I đã bị chận rồi thì chỉ thị này đã dẫn tới hỗn loạn, vì sĩ quan cũng như quân nhân đã bỏ đồn từng loạt để lo cho thân nhân tìm lối thoát.”
Nơi đây, tôi mở ngoặc để nhắc lại về tình trạng kinh tế khó khăn của thân nhân người binh sĩ trước khi sụp đổ. Từ mùa Hè 1974, sau khi giá xăng dầu tăng lên gấp ba lần, ngân sách không còn đủ khả năng tăng lương cho quân đội để đáp ứng với lạm phát vì viện trợ đã bị cắt gần hết. Chính phủ chỉ định cho mỗi Bộ nhận một Sư Đoàn để tìm cách giúp đỡ. Sư Đoàn 1 được giao cho Bộ Kế Hoạch. Trong một chuyến đi Huế thăm Sư Đoàn này, chúng tôi được Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm đưa đi thăm hỏi gia đình binh sĩ. Ông tâm sự rằng để cho thân nhân sống trong các lều, bạt ngay sát trại như thế này thì thật là nguy hiểm khi bị pháo kích và cũng thật khó khăn khi phải chuyển quân, nhưng phải chấp nhận vì với số lương quá ít ỏi, người lính phải chi tiêu chung với gia đình. Thật vậy, với 20,000 đồng một tháng (mãi lực bằng khoảng $28 đô la), người quân nhân chỉ có thể mua gạo, nước mắm cho gia đình, còn lại rất it cho những nhu cầu khác như thuốc men, may mặc, giáo dục con cái, giải trí.
*
Ngày 26 tháng 3, 1975 một buổi họp tiếp theo tại Dinh Độc Lập vào lúc 10 giờ sáng. Có mặt tại buổi họp: Tổng Thống Thiệu, Ngoại Trưởng Bắc và chúng tôi. Cuộc họp này là để bàn về việc tìm cách để cấp tốc khai thác hai bức thư của Chủ Tịch Thượng Viện Trần Văn Lắm và Chủ Tịch Hạ Viện Nguyễn Bá Cẩn viết cho hai Chủ Tịch Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày hôm trước (25 tháng 3). Giữa cuộc họp thì Tổng Thống Thiệu lại nhấc điện thoại nói chuyện với Tướng Trưởng về Huế:
– Tổng Thống Thiệu: “Anh Trưởng hả? Tình hình Huế thế nào?’
– Tướng Trưởng: (theo như lời ông Thiệu nhắc lại trong phòng họp): “Đang bị đánh vài trận.”
Cùng ngày bỏ Huế, Tổng Thống Thiệu chỉ thị cho tôi trình ông bản thảo chót về bức thư cầu cứu Tổng Thống Ford. Mở đầu có câu: “Thưa Tổng Thống, lúc lá thư này tới tay Ngài, thành phố Huế có lẽ đã bị bỏ ngỏ, và rất có thể chính Sàigòn cũng bị đe doạ.” Ông Thiệu gạch ngay câu mở đầu đi vì Huế đã bị bỏ ngỏ rồi. Trên đầu thư chúng tôi đề “Saigon, March…, 1975” để trống con số về ngày gửi, vì chưa biết ông định gửi thư ngày nào. Lúc ấy ông lấy bút chì xanh viết xuống số “25” thật to, tức là “Saigon, March 25, 1975.” Tôi còn nhớ rõ khuôn mặt buồn thảm của ông lúc ấy. Ông bảo tôi đưa bản văn cho Chánh Văn Phòng Tổng Thống là Đại Tá Cầm để cho đánh máy và chuyển cho Đại Sứ Graham Martin ngay.
Gửi thư đi rồi, Tổng Thống Thiệu chờ đợi từng giây phút về phản ứng của Tổng Thống Ford.
Nhưng nhận được thư SOS, Tổng Thống Ford lờ đi, không hồi âm, măc dù khi lên nhậm chức Tổng Thống thay Tổng Thống Nixon vào mùa hè 1974 ông đã viết cho Tổng Thống Thiệu ngay ngày làm việc đầu tiên tại Toà Bạch Ốc: “Những cam kết mà nước Mỹ đã hứa hẹn với Việt Nam Cộng Hoà trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ được hoàn toàn tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi” (thư ngày 10 tháng 8, 1974, xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 194-196). Tổng Thống Ford chỉ làm một nghĩa cử để biểu diễn. Trong cuốn hồi ký A Time to Heal (1979) ông viết lại:
“Chiều ngày 25 tháng 3 (ngày 26 giờ Sàigòn), tôi họp với các ông Kissinger, Scowcroft, Martin và Tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân. Mọi người đều biết là tình hình Miền Nam rất trầm trọng, nhưng chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào. Tôi yêu cầu ông Weyand bay sang Sàigòn sớm nhất có thể, ở đó một tuần rồi mang về một báo cáo đầy đủ.”
Nói rằng “Chẳng ai biết nó nguy kịch như thế nào” thì đúng là nói dối. Ông đã nhận được thư SOS của Tổng Thống Thiệu và của lưỡng viện Việt Nam Cộng Hoà, lại đươc nghe Đại Sứ Graham Martin từ Sài gòn về báo cáo. Sau này Đại Sứ Martin còn nói lại với chúng tôi là sau khi ông họp nhiều lần với Tổng Thống Thiệu, cũng như đã có đầy đủ tin tức chiến trường do ông Polgar (Giám đốc CIA ở Sàigòn) cung cấp, ông đã báo cáo rất chi tiết cho cả hai ông Kissinger và Ford. Như vậy là trong hồi ký, trước sự đã rồi, Tổng Thống Ford chỉ biện luận cho hành vi phản bội của mình.

HỒN KHÍ LINH THIÊNG NƠI CỐ ĐÔ

Vừa rút khỏi Huế buổi sáng thì bưổi chiều lại một tin sét đánh, hy vọng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà để có chút tiền sống cầm hơi đã bị tan biến. Vào cuối năm 1974, một tia sáng loé lên. Có ông vua dầu lửa người xứ Arabia chiếu cố đến Miền Nam. Vua Saud al Faisal cho biết ông có rất nhiều thiện cảm với nhân dân Miền Nam và đã bí mật đồng ý cho Miền Nam vay một số tiền để mua tiếp liệu (xem Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 474).
Thật là một cơ hội quý báu. Đang lúc nguy kịch lại có nhà hảo tâm đến cứu. Vua Faisal bằng lòng cho vay dài hạn $300 triệu (để bù đắp cho số tiền vừa bị Quốc Hội Mỹ vét nạo hết). Bao nhiêu hy vọng tràn trề. Họp lên họp xuống, nhất thiết là phải thực hiện ngay kế hoạch này để tới 1975/76 còn giữ được một phần lượng nhập cảng những hàng thiết yếu. Đặc biệt là dầu, xăng, thực phẩm, thuốc men, và phân bón. Nếu quá khan hiếm những sản phẩm này thì chắc chắn sẽ có khủng hoảng lớn.
Nhưng đúng là “hoạ vô đơn chí.” Những cái rủi ro nó hay theo nhau mà đến. Đang lúc chúng tôi sửa soạn để cùng với Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc lên đường đi Riyadh đàm phán, mong sớm có giải ngân, thì đùng một cái, vua Faisal bị chính cháu ruột mình sát hại một cách thảm thương ngay trong hoàng cung.
Chính phủ Miền Nam bàng hoàng. Tổng Thống Thiệu gửi điện văn chia buồn cùng Hoàng gia, nói tới nghĩa cử cao đẹp của ngài Faisal, cầu xin cho Allah sớm đưa Ngài về nơi cực lạc. Vì tình cảm cao đẹp ấy, Việt Nam Cộng Hoà yêu cầu Hoàng gia tiếp tục thực hiện công cuộc yểm trợ Miền Nam như Ngài đã vạch ra.
Thế nhưng, trong lúc tang gia bối rối, tình hình quốc nội xáo trộn, Hoàng gia Saudi đâu còn thời giờ hay tinh thần mà để ý đến chuyện của nước khác.
Đứng về khía cạnh tâm linh, tôi tự hỏi làm sao lại có sự trùng hợp giữa cố đô Hoàng Triều Huế và ông vua xứ Saudi cùng một ngày như vậy? Phải chăng đã đến lúc vận nước suy tàn?

Nguyễn Tiến Hưng 





• Những Người Lính TQLC Cuối Tháng 3 Năm 1975




Định mệnh đem một màu tang thương đến cho
SƯ ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN
Trước là LĐ/147/TQLC Bị Bỏ Rơi


Tại Bãi Biển Thuận An ngày 25 & 26 tháng 3 năm 1975

 
Bãi biển An Dương, Phú vang, Huế. 

Ngày 25 tháng 3 năm 1975 lúc 8 giờ sáng.
Những người lính Thủy Quân Lục Chiến, từ Khe Sanh, 
Lao Bảo, Hướng Hóa – Quảng Trị chạy về Huế, rồi từ Huế lại chạy ra bờ biển An Dương, và tất cả LĐ/147 đã tập họp tại bãi biển Thuận An để đợi lên tàu...

alt

Các anh Lính Thủy Quân Lục Chiến & Bộ Binh chờ đợi lên tàu...và một biển người chen chúc...trong lúc đó thì bọn lính miền Bắc đả "tiếp quản" địa phương đó rồi...

alt
...bọn nó đang ngồi trên đồi thông quan sát, cách chổ
những người Lính TQLC & BB đang đợi lên tàu chừng 50m...
alt
Ngày 26 tháng 3 năm 1975
Rồi con tàu định mệnh không người lái đã đưa gần 
500 người Lính VNCH về dưới lòng đất mẹ tại bãi biển 
An Dương này và nhiều nhất là Lính Lính Thủy Quân Lục Chiến.

Trong khi đó thì LĐ/ 369 & 258/TQLC
Cũng thê thãm...Các anh được lệnh phải rút quân từ
Quãng Trị & Huế về Đà Nẳng
alt
Nước giữa dòng vừa trong vừa mát
Đường Cam Lộ in dấu chân anh
alt
Các anh vội vã lên đường...vài ngày đầu mới vô các anh dừng quân tại Đại Lộc... 

alt
Quốc Lộ 1 là con đường huyết mạch duy nhất nối liền Huế & Đà Nẵng.
alt
alt
Nhưng ngày 21 tháng 3 năm 1975. CSBV đả cắt đứt quốc Lộ 1 tại Truồi.
giữa Huế & Đà Nẳng và bọn chúng đang đóng chốt ở đèo Phú gia.
alt
alt
Và bọn địch đang xào nấu lại cái món ăn củ cũa năm 1972
trên đại lộ kinh hoàng. Ngày 21 tháng 3 năm 1975 địch
cũng pháo kích vào đoàn dân di tản trên quốc lộ 1 từ Huế 
vào Đà Nẳng, những người dân di tản đả bị trúng đạn pháo kích 
của bọn cộng sản, kẻ thì chết nằm bên lề đường, người sống bị 
thương nằm ngồi la liệt trên đường gần đèo Hải Vân.
alt
alt
alt
alt
Những người Lính TQLC trên đường rút quân vô Đà Nẳng 
đang trên đèo Hải Vân với đồng bào di tản. 
alt
Các Anh TQLC luôn luôn gắn liền tình cãm với đồng bào Huế,
vì đồng bào xứ Huế thường bị giặc cộng ăn hiếp, và luôn luôn 
gặp oan nghiệt trong chiến tranh mà các Anh là lính chiến giết 
giặc cộng để bảo vệ đồng bào, nơi nào có giặc cộng tới làm 
phiền dân chúng là các Anh tiêu diệt bọn chúng để giữ yên 
xóm làng, vì mỗi lần bọn csbv muốn kiếm chuyện với VNCH là 
người dân xứ Huế từ bị thiệt thòi cho tới thê thãm cuối cùng là 
chết đủ kiểu. Vì vậy mà không riêng gì các Anh TQLC mà tất cả 
QLVNCH phãi tiêu diệt hết bọn chúng. 1 lần 68 Mậu Thân bọn 
csbv đả bỏ xác tại Huế, số còn sống sót chạy rút lui không kịp tè, 
đổi lại nguời dân xứ Huế chết cũng nhiều, nhưng số nguời Huế 
chết lần đó thì bọn csbv giết hại một phần nào thôi, mà do phần 
đầu não việt gian ở Huế giết hại mới nhiều. Nhưng tôi cũng không 
hiểu nổi, vì ngày xưa xứ Huế là nơi của vua chúa ở, mà sao ngày 
nay người dân xứ Huế phải chịu đau khổ thiệt thòi như vậy?
Chỉ nói riêng đất nước VN thôi thì đâu có xứ nào bị như là xứ huế đâu???

alt
alt
Chiều ngày 28 - 3 - 1975, tại bãi biển Mỹ Khê.
Những cảnh hỗn loạn xảy ra, cã chục chiếc thiết vận xa 
M113 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Sau đó có nhiều 
chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn 
sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy 
biển Mỹ Khê. Nhưng dù biết lội có giỏi mà trong lúc bị 
thương trước một cảnh khắc nghiệt như vậy thì cũng chìm 
xuống đáy biển làm mồi cho cá thôi.
alt
Không biết anh chị này có được cùng với nhau 
đi đến nơi về đến chốn không? Xin trời phật cứu 
giúp họ, chớ đừng như tôi…!
alt
alt
alt
11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, có 1 chiến Hạm HQ 802 nhổ neo...

alt
alt
...Và tiếp theo nửa đêm 29 tháng 3 năm 1975, thì Hãi Quân cho tàu há mồm 404 vào vớt chuyến chót, nhưng chỉ chở thêm được một số thôi. Đau buồn cho 1 số người còn kẹt lại là sĩ quan, binh sĩ và mấy anh đã tự sát tập thể tại bãi biển Mỹ Khê ngay trong đêm đó vì các anh không muốn lọt vào tay quân thù. Sau khi các anh đã tự sát thì có một số chết vì bị pháo của cộng sản bắn vào khu tập trung quân đội, đến sáng sớm là cộng sản vây bắt hết số người còn lại... alt
alt
Cũng trong nữa đêm 29 tháng 3 năm 1975
Nơi tuyến phòng tạm trong Chủng Viện ĐN có một người lãnh đạo,một cấp chỉ huy đang đối diện sự sống và cái chết cũa những chiến hữu, của thuộc cấp. Ông đang đau đớn tủi nhục,
nhìn họ trong bóng đêm với ánh hỏa châu lơ lững, và tiếng đạn cối của cs vang vọng làm cho ông nghe buốt nhói trong tim óc. Trong lúc bấy giờ tất cã đều tan hàng thất lạc hết và giọt nước mắt của ông rơi trong bóng đêm vì ông đã mất tất cả. Tới sáng ngày 30 tháng 3 năm 1975, Ông có một nỗi đau xót ê chề mệt mõi, nhất là trong đầu óc của ông sáng nay như là đêm qua bất ngờ bị tai biếng đả làm tê liệt hết toàn bộ đầu óc của ông, cho nên ông không còn có cãm giác khi ông bị cộng sản bắt. Có thể những người đả hy sinh và quyên sinh sẽ được thoãi mái hơn ông trong lúc này, vì hôm nay thì ông đang chịu nỗi đau xót, nhưng sau này ngày qua ngày ông sẽ phải chịu nhiều nỗi nhục nhã của bọn cs nó đối xữ với ông…
alt
Thưa anh Paxman, cái bài này là kỳ vọng cũa BLBD đã ao ước được đăng lên trong một d/đ nào đó suốt mấy chục năm nay, nhưng không có cơ hội, rồi những ngày gần đây blbd vô tình bước vô trang d/đ QHNM này, và những ngày qua blbd biết nơi đây có thể nói lên được những gì về VNCH. 
Nỗi mừng vui không biết tã làm sao, vì hơn 36 năm nay blbd không liên lạc bất cứ trang web nào cũa VNCH hết, chỉ biết mỗi năm đến ngày cuối tháng ba là blbd đem những tấm hình này, mà blbd đã moi móc lục lao tìm kiếm sưu tầm về, đem ra 1 nơi thanh vắng yên tịnh rồi bày rãi ra kêu gọi vong hồn ông xã và những anh em đã hy sinh trong ngày tháng đó, vì những tấm hình trên đây, có ông xã cũa blbd, ngày đó blbd cũng có mặt trong thãm cãnh đó nữa, vì vậy nếu bài này blbd có post trùng bài hay sai trật điều gì thì xin anh Paxman chĩnh sữa dùm thôi, chớ đừng cho vô thùng rác mà tội nghiệp blbd nha... Thành thật cãm ơn rất nhiều ...

(Những hình ảnh trong nguồn tqlcvn.net)

Bằng Phong Phạm Vũ Bằng – 
Trình Tổng Thống… Tôi Quyết Định Theo Tình Hình. Posted on April 16, 2012 by vidanquyetchien 
 
Hôm nay là ngày phủ quốc kỳ cho Bác Sĩ Nguyễn Văn Thế, Y Sĩ Trung Tá TĐT/TĐ Quân Y Thủy Quân lục Chiến Nam VN trước năm 1975, Anh Thế mới qua đời ngày 2/21/11 vi biến chứng của một căn bệnh ngoài da rất thông thường mà anh bị lây từ bệnh nhân, tôi đến tiễn đưa và để chào vĩnh biệt vị chỉ huy khả kính rồi sửa soạn đi về…
Ra đến ngoài sân, tôi gặp toán Hầu Kỳ TQLC quân phục rằn ri với chiếc mũ xanh thân yêu, trong toán tôi gặp chị Thiếu Tá Huy Lễ, chị nói với tôi “chờ tí nữa Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC sắp đến.” Tôi vô cùng ngạc nhiên vì Thiếu Tướng TL ở tận tiểu bang Texas, mới hai tuần trước ông đã về đây thăm bệnh anh Thế, hôm nay ông lại về để tiễn biệt, tôi chợt nhớ đã 36 năm nay tôi chưa gặp ông nên vội đứng lẫn trong đám đông mặc thường phục để nhìn Tướng Tư Lệnh. Tôi không phải chờ lâu, chừng 10 phút sau thì ông đến, vẫn dáng người thư sinh, bước đi tự tin và cặp kính cố hữu, ông không thay đổi nhiều chỉ trừ mái tóc màu đen bây giờ đã nhuốm bụi thời gian! Tôi bồi hồi nhìn ông mà cả một dĩ vãng bi hùng tráng của Tháng Ba Gẫy Súng tại Quân Khu I hiện về, cái kỷ niệm này nhiều lần tôi đã cố quên đi để được sống bình yên, nhưng không làm sao đẩy được nó ra khỏi tâm trí …
Quân Khu I – Tháng 3/1975.
QK I là một vùng nằm tại cực Bắc của miền Nam Tự Do, QK này bao gồm 5 tỉnh và Thị Xã Đà Nẵng, các tỉnh của QK I là: Phía Bắc đèo Hải Vân có tỉnh Quảng Trị và Huế , phía Nam đèo có Thị Xã Đà Nẵng, và các tỉnhQuảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Nối liền Huế- Đà Nẵng là Quốc Lộ 1, song song với Biển Đông theo hướng Bắc-Nam, đi qua các đèo Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân. Bảo vệ QK I là Quân Đoàn I gồm 4 sư đoàn: SĐ1, SĐ2, SĐ3, SĐ/TQLC là SĐ Tổng Trừ Bị tăng phái cho QĐI, SĐI Không Quân, Hải Quân Vùng I Duyên Hải. ngoài ra còn có 4 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát, các Liên Đoàn, Tiểu Đoàn, Đại Đội Chiến Xa, Pháo Binh, Biệt Cách Nhẩy Dù, Thám Báo…Quân số của toàn thể QĐI có thể trên 2 trăm ngàn chiến sĩ dưới sự chỉ huy của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng- Tư Lệnh Quân Khu I.

Vì địa thế đặc biệt của 2 tỉnh Quảng Trị- Huế cách Đà Nẵng bởi đèo Phước Tượng, đèo Phú Gia, đèo Hải Vân với 1 con đường duy nhất để thông thương là QL1, nên QĐI được chia ra:

-Quân Đoàn I Tiền Phương, chỉ huy bởi Trung Tướng Lâm Quang Thi, bảo vệ 2 tỉnh phía bắc Hải Vân là Quảng Trị-Huế, bộ chỉ huy tọa lạc tại Huế, lực lượng gồm có SĐ1BB với 4 trung đoàn, LĐ147/TQLC với 4 tiểu đoàn tác chiến, 1 tiểu đoàn pháo binh, một đại đội Viễn Thám, Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, Liên Đoàn 14/BĐQ, các tiểu đoàn pháo binh hạng nặng, địa phương quân, nghĩa quân…Đây là một lực lượng hùng mạnh và thiện chiến nhất của QĐI.

-Quân Đoàn I, chỉ huy bởi Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QĐI, bộ chỉ huy tọa lạc tại Đà Nẵng, bảo vệ các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân, lực lượng gồm các đơn vị còn lại.

-Quốc Lộ 1 là con đường huyết mạch và duy nhất, nối liền Huế-Đà Nẵng, theo hướng Bắc-Nam, phía Đông sát với Biển Đông, phía Tây là núi Trường Sơn, QL1 có một địa thế hiểm trở rất dễ phòng thủ và rất khó cho địch tấn công, và được bảo vệ bởi một lực lượng tinh nhuệ, phía Tây Bắc SĐ1BB, giữa LĐ15/BĐQ, LĐ/258 TQLC(trong đó có tôi), Nam LĐ468/TQLC.

Về tình hình chiến sự tại QKI trước ngày 25/3/1975 thì phải nói là yên tĩnh, đã không có một trận đánh nào lớn hơn cấp trung đoàn, tuy nhiên địch đã bám sát quân ta để chờ thời cơ. Đại họa đã xẩy ra vào ngày 25/3/75, khi QĐI quyết định bỏ Huế- Quảng Trị để rút đạo quân tiền phương về bảo vệ Đà Nẵng, và Tướng Tư Lệnh Tiền Phương Lâm Quang Thi quyết định (được sự chấp thuận của Tướng Ngô Quang Trưởng), rút quân bằng Hải Quân tại bãi biển Thuận An, thay vì lui binh theo đội hình trên QL1vì ông nghĩ rằng có một trung đoàn VC cắt đứt QL1tại đồi 500, Phú Lộc.

Tôi viết đoạn này dựa theo hồi ký của những TQLC còn sống sót từ pháp trường cát Thuận An năm xưa, các MX Nguyễn Thành Trí, Phạm Cang, Phạm Văn Tiền, Cao Xuân Huy… trong ngày 25/3/75 trên bãi biển Thuận An, ngoài gần 4000 TQLC của LĐ147/TQLC còn có lính bộ binh của SĐI BB, Thiết Giáp, Địa Phương Quân, Biệt Động Quân… Vì tôi là TQLC nên chỉ viết ra những gì liên quan đến LĐ147 thôi. 
Ngày 24/3/75 lúc 6 giờ chiều các TQLC của LĐ147 được lệnh bỏ lại vũ khí cộng đồng và đạn dược cùng lương thực, mỗi quân nhân trang bị nhẹ và gọn, đoạn chiến với quân CSBV, đi bộ hỏa tốc trên 30 km từ Quảng Trị đến điểm tập họp là bãi biển Thuận An, Huế, vì tàu hải quân không chở được các chiến cụ nặng, nên dọc đường họ thấy vô số đại bác và chiến xa của các đơn vị bộ binh vứt đầy đường.

Ngày 25/3/75 lúc 8 giờ tối, tất cả LĐ147 đã tập họp tại bãi biển Thuận An, ngoài khơi là một lực lượng hải quân hùng hậu với nhiều LST(tàu lớn chở đươc nhiều ngàn quân) và LCM(tàu đổ bộ có thể vào sát bờ đón quân ra tàu lớn), nhưng không có một chiếc tàu nào vào đón! LĐ147 được lệnh chờ và chờ…Đại họa biến thành đại thảm họa khi Tướng Tư Lệnh Tiền Phương Lâm Quang Thi bỏ về Đà Nẵng ngày 25/3/75 (CTTCB trang 204-Hồ VK Thoại), như vậy, đạo quân tiền phương bị bỏ rơi trên bãi biển Thuận An đã mất đi cấp chỉ huy tối cao, cấp QĐ có thẩm quyền điều động Không và Hải Quân. Buổi chiều cùng ngày quân truy kích VC đuổi kịp, chúng chiếm các đồi cao, bao vây LĐ147 trên bãi cát trống trải, tấn công TQLC bằng đủ loại súng cộng đồng tối tân. Sáng ngày 26/3/75 có 1 chiếc LCU duy nhất vào đón được bộ chỉ huy LĐ147, thương binh, và chừng 200 TQLC. Quân VC càng ngày càng đến đông hơn để tấn công TQLC trên bãi cát, TQLC thì hết đạn, hết nước uống, hết lương thực, ngoài khơi các tàu hải quân vẫn vô cảm, không tiếp tế, không yểm trợ hỏa lực, im lặng vô tuyến. Sư Đoàn 1 Không Quân lúc đó còn nguyên vẹn nhưng đã đi đâu mà không có 1 chiếc phi cơ nào đến tiếp tế hay yểm trợ hỏa lực! Tối ngày 26/3/75, TQLC đã chiến đấu đến viên đạn và giọt máu cuối cùng, không chấp nhận đầu hàng hay bị bắt nên đã có rất nhiều TQLC tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 và chuyện phải đến là rạng sáng ngày 27/3/75 thành phần còn lại của LĐ147/TQLC bị bắt. Trên đây chỉ là số phận của LĐ147 TQLC, số phận của các đơn vị khác thuộc Lực Lượng Tiền Phương QĐI chắc cũng không khá hơn, chỉ biết rằng cho đến ngày 27/3/75 toàn thể lực lượng Tiền Phương này đã tan, đây là nguyên nhân chính đưa đến sự tan rã QĐI hai ngày sau. 

Có một điều làm tôi thắc mắc cho đến bây giờ là nếu các cấp lãnh đạo QĐI muốn rút đạo quân Tiền Phương này về để bảo vệ Đà Nẵng thì phải rút theo đội hình trên QL1 như vậy thì mới có thể mang về Đà Nẵng những thiết đoàn chiến xa và những tiểu đoàn pháo binh, những vũ khí cộng đồng v.v.. rất cần thiết cho sự phòng thủ, rút bằng Hải Quân nếu may mắn thì chỉ mang được quân thôi, còn chiến cụ nặng thì phải bỏ lại. Khi tôi bàn luận về cái lẽ hơn thua giữa ta và địch trên đoạn QL1 Huế-Đà Nẳng với Đại Tá Nguyễn Năng Bảo Lữ Đoàn Trưởng LĐ258/TQLC là LĐ có trọng trách bảo vệ đoạn QL1 này thì được ông cho biết rằng địa thế của đoạn đường này hiểm trở, dễ thủ mà khó công, phía Đông QL1 là biển nên địch chỉ có thể tấn công từ phía Tây QL, mà phía Tây QL thì đã có quân tinh nhuệ của ta đóng chốt sãn, hơn nữa đạo quân Tiền Phương QĐI rất thiện chiến và quen thuộc địa thế vùng này nên 1 trung đoàn địch sẽ không thể cản được, nếu ta may mắn dụ được chúng dùng nhiều sư đoàn để tấn công, thì đây sẽ là chiến trường quyết định tại QKI mà địa thế do ta lựa chọn, có lợi cho ta phòng thủ, bất lợi cho địch tấn công, hơn nữa địa điểm này xa với thành phố, ít dân, nên quân ta sẽ không bận tâm về dân nên có thể xử dụng hỏa lực tối đa mà không sợ sát hại thường dân. Còn địch thì sẽ không thể dùng dân vô tội để ẩn nấp, lấy lương thực và tin tức tình báo. Ta đang làm chủ trên trời và dưới biển, với sự tiếp tế dồi dào và hải pháo của Hải Quân, với hỏa lực khủng khiếp của Không Quân và những chốt của quân ta tại phía Tây QL, địch sẽ bị phản công mọi mặt, và phần thắng sẽ về quân ta. Ông cũng khẳng định đoạn QL1 Huế-Đà Nẵng cho đến ngày 25/3/75 trước khi TQLC và BĐQ được lệnh rút đi vẫn an toàn.

Tôi cũng đã điện đàm với Thiếu Tướng Bùi Thế Lân TL/TQLC và Đ/Úy Nguyễn Quang Đan, Chánh Văn Phòng Tướng TL, để hỏi về cái lệnh hành quân lui binh của LĐ 147/TQLC tại Thuận An ngày 25/3/75.

-Theo Thiếu Tướng TL, ông biết sẽ có cuộc lui binh của đạo quân Tiền Phương trong đó có LĐ 147/TQLC, nhưng vì LĐ147 đã được tăng phái cho QĐI Tiền Phương nên ông không có quyền điều động và hoàn toàn không biết đến kế hoạch rút quân cho đến khi Đ/Úy Đan trình lên ông bản sao của lệnh hành quân lui binh đã được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ký chấp thuận mà không tham khảo ý kiến nên ông hoàn toàn bị bất ngờ và khi đọc lệnh hành quân này, ông thấy có nhiều sơ hở nguy hiểm có thể đưa đến sự tan rã toàn diện của đạo quân tiền phương, ông đã gọi Trung Tướng Ngô Q. Trưởng để yêu cầu hoãn lại cuộc lui binh, nhưng không kịp vì cuộc lui binh đang tiến hành.

-Theo hồi ký của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, lúc đó là Tư Lệnh mặt trận Tây Bắc Huế thuộc đạo quân Tiền Phương QĐI, thì lệnh hành quân lui binh này được soạn thảo bởi Trung Tướng Lâm Quang Thi tại Thuận An vào trưa ngày 24/3/75 và được Đại Tá Lê Ngọc Hy, Tham Mưu Trưởng QĐI TP mang về Đà Nẵng trình cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL QĐI, được Tướng Trưởng ký chấp thuận lúc 5 giờ 30 chiều 24/3/75.(TT2 TQLC trang 537-538) 

-Theo Đ/Úy Nguyễn Quang Đan thì vào một buổi sáng tháng Ba, anh không nhớ ngày, (theo tôi thì có lẽ là sáng 25/3/75) anh nhận được bản sao của lệnh hành quân triệt thoái QĐI Tiền Phương đã được Tướng Trưởng ký, anh vội vã đưa cho Tướng Lân, đọc xong ông than: “ĐM thế này thì chết lính tao rồi!”, sau đó ông ra lệnh cho anh bay ra Thuân An đưa cho Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ147 một lá thư kèm theo lời dặn “Tìm ra QL1 mà đi” rồi Tướng TL đi thẳng lên Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn. Tiếc thay Đ/Tá Lương đã không nghe lời.

Ngoài ra tôi còn được biết trong khi LĐ147/TQLC vị vây hãm tại bãi biển Thuận An, vì chỉ là Tư Lệnh của một sư đoàn tăng phái cho QĐI, Tướng Lân không có quyền điều động hải-lục-không quân của QĐI để tiếp cứu LĐ147/TQLC, quyền này nằm trong tay của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, TL QĐI và Trung Tướng Lâm Quang Thi, TLP QĐI, nhưng hai vị tướng này đã không làm gì để cứu đạo quân Tiền Phương bị bỏ rơi này. 

Quốc Lộ 1 Huế- Đà Nẵng,Tháng 3-1975.
Ngày 18/3/75, Lữ Đoàn 258 TQLC của Đại Tá Nguyễn Năng Bảo di chuyển từ Quảng Trị tới đèo Phước Tượng, nằm giữa Huế-Đà Nẵng với nhiệm vụ rõ ràng:

-Bảo vệ lưu thông trên QL1.

-Chờ đợi và bảo vệ đạo quân Tiền Phương QĐI rút từ Huế-Quảng Trị về Đà Nẵng.

Tôi đã có mặt tại LĐ này với nhiệm vụ Y Sĩ điều trị của ĐĐ Quân Y 258. Từ ngày 18/3/75 đến ngày 23/3/75 dân tị nạn Huế, Quảng Trị đi đầy đường chạy về Đà Nẵng, CSBV muốn tái diễn một Đại Lộ Kinh Hoàng năm 1972, nhưng thất bại vì phía Tây QL có quân ta bố trí, chúng không thể xông tới gần QL dùng súng bắn thẳng tàn sát dân, chúng chỉ dùng đại bác đặt trong núi Trường Sơn bắn vào dân tị nạn, nhưng đa số đạn đại bác đã nổ trên vách núi hai bên QL.Từ ngày 23,24/3/75, có thể tình báo của chúng biết rằng Quân Đoàn I Tiền Phương sẽ rút về Đà Nẵng và có thể chúng không có đủ quân để ngăn chận, chúng chơi trò “rung cây nhát khỉ, khua trống gõ mõ” bằng cách mang những đơn vị nhỏ của chúng liều mạng đánh vào tuyến phòng thủ của các đơn vị ta, chúng bị đánh bại nhanh chóng, bỏ trốn vào trong núi phía Tây, tuy nhiên đài phát thanh của chúng lại rêu rao là đã “diệt gọn” LĐ258/TQLC và LĐ15/BĐQ, và đang kiểm soát đèo Phước Tượng. Đau đớn cho quân ta, đòn tâm lý tuyên truyền này đã thành công! Quân ta đã bỏ khế hoạch lui binh trên QL1 để rút lui bằng Hải Quân theo ngả Thuận An, và đại thảm họa đã xẩy ra như nói ở trên. Ôi! Mấy ngàn năm trước, Tôn Tử đã nói: “Binh là cái đạo dối trá” mà đau đớn thay, địch thì quá gian dối còn ta lại quá thật thà!

 
  Sáng ngày 25/3/75 LĐ 258 TQLC được lệnh của Trung Tướng Tư Lệnh QĐI Ngô Quang Trưởng bỏ đèo Phước Tượng rút về Đà Nẵng, LĐ15/BĐQ (đóng bên cạnh LĐ258TQLC) chia làm hai, một phần đi hướng Bắc về Huế an toàn, còn một phần đi theo TQLC về phía Nam, đi qua Phú Lộc chúng tôi không thấy một tên VC nào mà chỉ thấy một cánh quân của LĐ 468 TQLC chỉ huy bởi Thiếu Tá Trần Quang Duật, bạn tôi! Sau khi qua Phú Lộc, chúng tôi được xe Quân Vận chở về Đà Nẵng an toàn cùng ngày… 
Đà Nẵng, Tháng 3-1975.
Chúng tôi về đến Đà Nẵng khoảng 8 giờ tối 25/3/75, Đà Nẵng là nơi phồn hoa đô hội mà trong những ngày tháng hành quân dài tại rừng núi của tỉnh Quảng Trị, tôi chỉ mơ ước có được một lần trở về, dù cho chỉ vài giờ để thưởng thức một ly café thơm ngọt và ngắm các cô hàng café xinh đẹp, thành phố trong mộng của tôi thì nay đang chết! Nhà cháy, xe cháy, khói lửa bao chùm thành phố. Dưới lòng đường, trên hè phố la liệt người tị nạn không một mảnh chiếu để nằm! Tôi đã về đây trong cảnh hoang tàn đổ nát của thành phố thương yêu, hương vị thơm ngọt của café thì chẳng được nếm mà chỉ có vị cay đắng của hai dòng nước mắt đau thương!

Sáng ngày 26/3/75, tôi được lệnh chỉ huy một toán QY để yểm trợ cho một đơn vị TQLC đánh chiếm lại đèo Phước Tượng, đến trưa thì lệnh này bị hủy bỏ, tôi nhận được lệnh khác, mang y tá và xe cứu thương ra bến Thương Cảng Đà Nẵng để đón quân của LĐ147/TQLC. Cả một LĐ gần 4000 quân mà bây giờ chỉ về được trên một chiếc LCU duy nhất, gồm Bộ Chỉ Huy LĐ, khoảng 100 thương binh trong đó có Đại Tá Nguyễn Thế Lương, và khoảng 200 binh sĩ, nhìn thấy họ tôi mới thấm thía câu nói của người xưa “chán chường như lũ tàn binh lìa thành”. 

Trong cuốn hồi ký “25 Năm Thế Kỷ” Trung Tướng Lâm Quang Thi có viết 90/100 TQLC của LĐ147 đã về được Đà Nẵng, điều này sai với sự thật. Ngày 27/3/75, tôi lên Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn gặp Thiếu Tá Trần Vệ, Trung Tâm Trưởng Hành Quân Sư Đoàn thì được biết nhiều tin xấu: Toàn bộ LĐ 147/TQLC đã bị địch bắt và đạo quân Tiền Phương đã hoàn toàn tan rã. Quảng Ngải đã thất thủ và cuộc lui binh của SĐ2BB xẩy ra trong hỗn loạn (mặc dù không có trận đánh lớn nào) chỉ có một nửa SĐ2BB về được Đà Nẵng. Bộ Tư Lệnh QĐI tại Đà Năng bị bỏ trống, Thiếu Tá Trần Vệ gọi QĐI không ai trả lời, anh phải đích thân lên QĐ thì không thấy một bóng người. Như vậy tính tới ngày 27/3/75, lãnh thổ QKI chỉ còn có Thị Xã Đà Nẵng. Ta đã mất gần hết QKI mà không có một trận đánh lớn cấp trung đoàn nào! Tôi đau đớn, buồn rầu, lo lắng trở vê tiểu đoàn Quân Y.

Sáng ngày 28/3/75, tôi được gọi trình diện Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế, TĐ Trưởng TĐ Quân Y SĐ/TQLC, anh Thế mặt mũi bơ phờ lo lắng, trên bàn anh là tập hồ sơ quân bạ của tôi, anh than phiền là Bệnh Viện Quân Y Dã chiến của SĐ/TQLC tại phi trường Non Nước đã quá tải, số thương binh đã gần gấp đôi sức chứa của bệnh viện mà QĐI không cho phương tiện để tản thương về BV Lê Hữu Sanh, Thủ Đức, nếu có đụng trận thì sẽ không có chỗ cho thương binh, anh hỏi vê chuyên khoa của tôi, khi biết rằng tôi đã theo thầy Nguyễn Phước Đại hai năm để học vể giải phẫu xương với tư cách nội trú ủy nhiệm tại Bệnh Viện Đô Thành thì anh rất vui vẻ rủ tôi đi khám bệnh cho Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐT/LĐ147TQLC, Đại Tá Lương bị thương tại Thuận An vì miểng hỏa tiễn tầm nhiệt AT3 tại đầu gối phải, vết thương sạch sẽ và đã được khâu cẩn thận, có điều miểng đạn thì chưa được lấy ra được vì nó nằm cạnh dây thần kinh và động mạch quan trọng, khi anh Thế hỏi ý kiến thì tôi đề nghị nên tăng lượng trụ sinh tối đa để ngừa nhiễm trùng xương và tôi có thể lấy miểng đạn ra nếu có đủ dụng cụ, anh Thế vui vẻ và ra lệnh:

-Từ nay ĐT Lương là bệnh nhân của toi (anh Thế tốt nghiệp trường trung học pháp Jean Jacques Rousseau nên có thói quen gọi chúng tôi là toi, xưng moi), còn số bệnh nhân hiện tại của toi, moi sẽ bàn giao cho bác sĩ khác. Tôi quay qua Đại Tá Lương an ủi:

-ĐT yên tâm, tôi sẽ lấy miểng đạn ra an toàn, nếu cần gì xin ĐT cho tôi biết.

Tôi đề nghị với anh Thế:

-Xin Trung Tá liên lạc với Tổng Y Viện Duy Tân, mượn phòng mổ để tôi mổ càng sớm càng tốt, vì để lâu không ổn, có thể bị nhiễm trùng xương thì mình phải cưa chân. Anh Thế lắc đầu buồn bã:

-Moi mới liên lạc khi sáng, họ cũng quá tải như mình, họ đề nghị Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh. 

Chiều ngày 28/3/75, lúc khoảng 6 giờ 30 chiều, Đại Úy Nguyễn Quang Đan lái xe đến TĐ Quân Y đón tôi ra sân trực thăng của SĐ, tại đây tôi thấy anh Thế đang đứng với Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC Bùi Thế Lân, ĐT Lương thì ngồi dưới đất, tôi chưa kịp chào thì anh Thế đã tiến tới ra lệnh:

-Toi mang ĐT Lương quá giang tàu hải quân đến Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh để mổ, còn moi thì phải đi họp để xin hải quân cung cấp một chuyến tàu di tản thương binh của mình về Saigon hay Vũng Tàu.

Tôi không biết nói gì, chỉ đi theo đoàn người lên trực thăng, tại hai bên cửa trực thăng tôi thấy mấy người nhái của TQLC cùng đi. Trực thăng bay chừng 15 phút thì đáp xuống Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, tại đây có sẵn 2 trực thăng đang đậu ,khi máy trực thăng vừa tắt, tôi nghe được tiếng ôn ào của nhiều ngàn người dân tị nạn đang chờ tàu trên khoảng đất trống kế bên bãi đáp trực thăng, một sĩ quan Hải Quân dáng điệu nhu mì lễ phép tiến ra chào Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC, anh nói Trung Tướng Trưởng mới đến, tay chỉ chiếc trực thăng bên cạnh, còn Phó Đề Đốc Thoại thì đang bận họp, sau đó anh hướng dẫn chúng tôi vào một bunker bên cạnh sân cờ, cái bunker này được xây bằng nhiều lớp bao cát kiên cố, bên trong có một cái bàn dài và quanh bàn là một hàng ghế còn bỏ trống, tại góc phòng có mấy chiếc điện thoại, đây là TOC Hành Quân của Hải Quân, có lẽ chúng tôi đến sớm nên chưa có ai mà chỉ có Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đang đứng chờ. Hai vị tướng trao đổi chuyện với nhau một lúc rồi cả hai đi về phía mấy cái điện thoại, trong lúc hai ông tướng loay hoay bên máy điện thoại, tôi thấy Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cùng mấy sĩ quan Hải Quân bước vào phòng, tướng Thoại bước đến bên Tướng Trưởng… Tướng Trưởng bốc máy điện thoại thứ nhất gọi mấy lân mà không được, ông dùng máy thứ hai thì có người trả lời, ông nói chuyện với người trong máy một lúc lâu, nét mặt lo âu, tôi cũng đứng trong phòng nhưng vì phép lịch sự nên không nghe và cũng không muốn tìm hiểu người bên kia đầu dây là ai, cho đến khi Đại Tá Lương, ngồi dưới đất, gần chỗ Tướng Trưởng đang nói điện thoại, lên cơn đau và cầu cứu, tôi đi tới đưa thuốc thì cũng là lúc tôi nghe tướng Trưởng nói từng câu rõ ràng với người bên kia máy:

-Trình Tổng Thống, tôi quyết định theo tình hình. 

Nói xong, Tướng Trưởng cúp máy, ông đi qua lại trong phòng, đăm chiêu suy nghĩ một lúc rồi ghé tai Tướng Lân nói thầm mấy câu làm ông tướng này cũng đăm chiêu suy nghĩ buồn bã không kém*. Một lát sau Tướng Lân quay qua nhắc Tướng Trưởng là phải mời Tướng Hinh, Tư Lệnh SĐ3BB đến họp.

(*Trong bữa ăn tối ngày 25/2/2011 do Y Sĩ Thiếu Tá Tường, TĐP/TĐQY/TQLC khoản đãi tại Little Saigon, tôi gặp lại Thiếu Tướng Bùi Thế Lân và may mắn đã được ông giải đáp những thắc mắc của tôi từ 36 năm nay trong câu trả lời của Tướng Trưởng với Tổng Thống. Thiếu Tướng Lân cho tôi biết người mà Tướng Trưởng nói chuyện điện thoại với tối hôm 28/3/75 là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Lân xác nhận câu nói “Trình Tổng Thống, tôi quyết định theo tình hình” và Tướng Trưởng đã nói thầm vào tai ông: “Mình rút đêm nay”. Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC còn cho biết: “Ông ấy bối rối đến nỗi quên cả mời Tướng Hinh, SĐ3BB, tôi phải nhắc ông ta, khi Tướng Hinh đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng trong đêm thì ông xin Tướng Trưởng cho 4 ngày đễ sửa soạn nhưng bị từ chối”. Tướng Lân nói tiếp: “Sự thực thì đây không phải là một phiên họp, các tướng được gọi đến để nhận lệnh bỏ Đà Nẵng chứ không có bàn cãi gì hết”. Tôi nghĩ Thiếu Tướng Lân rất có lý vì dọn nhà thì cũng phải cần mấy ngày, còn dọn cả một QĐI “ngay đêm nay” thì còn có gì để bàn cãi, chỉ có nước “bỏ của chạy lấy người” mà” tự thoát”, vậy thì “buổi họp” nầy không cần thiết, thay vào đó Tướng Trưởng chỉ cần dùng điện thoại ra lệnh, như vậy thì ông đã tránh cho những tướng dưới quyền những nguy hiểm mà tôi sẽ kể sau. Một điều tôi không thể hiểu được là tại sao Tướng Trưởng lại phải vội vã như vậy để gây ra thảm kịch ngày 29/3/75 tại Đà Nẵng? Đại quân của địch thì chưa thấy, trong thành phố Đà Nẵng chỉ có đặc công và tiền sát Pháo Binh địch trà trộn trong dân tị nạn, chúng chỉ có khả năng pháo kích quấy rối).


Tôi chợt nhớ nhiệm vụ của tôi là tìm tàu hải quân mang ĐT Lương đến Cam Ranh để mổ vết thương cho ông nên vội bỏ phòng họp đi ra cầu tàu để tìm tàu, tại đây tôi chỉ thấy cảnh “bờ trơ cõi vắng nước còn tăm không” trong ánh trăng phản chiếu sóng biển rì rầm, tàu thì chẳng có mà người cũng không! Tôi đi ngược lại căn cứ hải quân vắng tanh, chẳng thấy một quân nhân hải quân nào, căn cứ này có lẽ đã bị bỏ trống. 

Trở lại bãi trực thăng, nhìn qua hàng rào, tôi thấy nhiều ngàn dân tị nạn chen chúc nhau trên bãi đất trống, chỉ cách hầm TOC Hải Quân, nơi các tướng sẽ họp khoảng 100m, tôi rùng mình tự hỏi trong số người này có bao nhiêu đặc công và tiền sát pháo binh địch trà trộn? Theo ánh đèn vàng, tôi tìm đến bệnh xá hải quân thì gặp một ông Trung Sĩ y tá, thấy tôi là bác sĩ ông vội đứng nghiêm chào kính, tôi được biết người chỉ huy bệnh xá là bác sĩ Phước, bạn tôi, nhưng bác sĩ Phước mới ra ngoài nên tôi phải chờ, khi ông Trung Sĩ biết tôi đang tìm tàu để về Cam Ranh thì ông nhìn trước nhìn sau rồi ghé tai tôi nói:

- Lúc 5 giờ chiều cả căn cứ đã bỏ đi gần hết, chỉ còn một số người Phó Đề Đốc chỉ định ở lại, hiện giờ không có chiếc tàu nào, chiếc cuối cùng đã chở ông Lãnh Sư Mỹ đi rồi.

Tôi nhắc ông trung sĩ phải sẵn sàng súng ống vì mấy ông tướng đến họp có thể lôi kéo bọn đặc công VC tấn công căn cứ. Ngồi chờ một lúc, tôi nghe thấy nhiều tiếng trực thăng lên xuống nên vội đi trở lại hầm TOC, tôi thấy Đại Úy Đan, bình thường không bao giờ đeo súng, hôm nay anh đeo một khẩu tiểu liên Uzi bên hông, dáng điệu nghiêm trọng, tôi chợt nghĩ đến bữa tiệc “Hồng Môn”(Trên 4000 năm trước, thời Hán-Sở tranh hùng bên Tàu, Sở Bá Vương đã mở bữa tiệc tên là Hồng Môn mời Hán Đế Vương đến dự để giết đi, việc không thành vì Hán Đế Vương đã đề phòng trước) nên vội kiểm soát lại khẩu Colt 45 bên hông, nạp một viên đạn lên nòng rồi bước vào phòng họp.

Trong phòng lúc nay đã đầy người, Tướng Trưởng ngồi đầu bàn, bên phải là Tướng Thoại, phía bên trái là Tướng Lân, kế bên là Tướng Hinh, sau chót là Trung Tướng Lâm Quang Thi, bên hàng ghế đối diện, cạnh Tướng Thoại là mấy vị sĩ quan hải quân và bộ binh, vì họ ngồi xoay lưng về phía tôi nên không nhận diện được. Vô tình tôi lại đứng đối diện với Tướng Thi, ông to lớn, tôi nhận ra ông vì bảng tên trên ngực áo bên phải, bên trái phía trên trái tim là một huy hiệu nắm đấm với mấy chấm phía trên, đứng sau ông là một sĩ quan cận vệ cũng to con không kém và cũng đeo huy hiệu nắm đấm bên trái, như vậy thì Tướng Thi là một cao thủ võ lâm khiến tôi càng chăm chú nhìn trong đầu tự hỏi ông là Tư Lệnh Phó QĐI, tại sao không ngồi cạnh Tướng Trưởng để chủ tọa cuộc họp mà lại ngồi tận cuối bàn với dáng điệu bồn chồn bối rối? Tướng Hinh thì đang “mặc cả” với Tướng Trưởng từng giờ để cố cứu SĐ3BB.

Vì thấy mọi việc tốt đẹp, tôi bước khỏi phòng họp lúc 8 giờ 40 tối thì được biết anh em người nhái TQLC đã mang ĐT Lương qua cái bunker bên cạnh, tôi qua thăm, cho ông biết không có tàu về Cam Ranh. Sau đó tôi ra bãi trực thăng ngồi chờ. Chưa hút hết nửa điếu thuốc, tôi thấy một tia lửa bùng lên giữa đám dân tị nạn trên mảnh đất trống cạnh bãi trực thăng, trong ánh lửa màu cam tôi thấy thân người và nhưng phần cơ thể tung lên, tiếp theo là một tiếng nổ đinh tai. Theo phản ứng của một chiến binh, tôi nằm sát mặt đất, địch bắt đầu pháo kích lúc 9 giờ tối, nhịp độ 3-4 trái một phút, vì đã quen với chiến trận tôi nhận ra tiếng nổ quen thuộc của đạn đại bác 130 ly, nhưng không nghe thấy tiếng depart, đa số đạn nổ trên khoảng đất trống chỗ dân tị nạn. Giữa những tiếng nổ, tôi nghe tiến lẻng kẻng của mảnh đạn va chạm vào mái tole, và tiếng kêu khóc của dân tị nạn, hình như tiền sát viên VC ở đâu đây. Tôi thấy đạn đại bác từ từ kéo vào bên trong căn cứ, và chính xác, một trái đạn nổ ngay bãi trực thăng, làm hai trực thăng của Tướng Lân và Tướng Trưởng xẹt lửa, khoảng 10 giờ 30 tối, cường độ pháo kích tự nhiên giảm xuống, đạn pháo rơi tản mác ngoài căn cứ, theo người nhái TQLC Nguyễn Bác Ái thì địch đặt pháo tại hường đèo Hải Vân vì anh thấy những tia lửa nháng ra từ phía đó và lý do địch giảm pháo kích vì ta bắn chết một và bắt sống hai tiền sát VC.

Khoảng 10 giờ 40 tối tôi thấy Trung Tướng Lâm Quang Thi cùng một sĩ quan Hải Quân đi vội vã ra bãi trực thăng, lên một trực thăng cuối bãi, chiếc trực thăng bay lên rất nhanh ra khỏi căn cứ, sau này tôi được biết ông bay ra Soái Hạm HQ5, như vậy ông là vị tướng thứ hai rời Đà Nẵng bằng máy bay, vị đầu tiên là Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, TLP/QĐI xin đi về Saigon ngày 26/3/75 rồi không trở lại (CTTCB, trang 273-274, Hồ VK Thoại). Các tướng khác đều phải lội ra chiến hạm sáng ngày 29/3/75 ngoại trừ Tướng Điềm của SĐI/BB bị tử nạn.

Bãi đất trống bên cạnh bây giờ vắng tanh, không thấy một người tị nạn nào, nhìn vào căn cứ HQ tôi thấy khoảng 20 người binh sĩ và sĩ quan HQ đang tụ tập bàn tán quanh Tướng Thoại, như vậy thì cả căn cứ chỉ còn ngần ấy người, bên TQLC thì có khoảng 10 người, tôi nhìn về phía cột cờ thì thấy Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, dáng đứng xiêu đổ lặng lẽ hút thuốc lá, trông ông như người vừa thua một canh bạc cháy túi! Thấy ông không mũ sắt, không đeo súng như mọi lần trong khi pháo của địch đang rải rác rơi, tôi nói một người sĩ quan bộ binh đứng bên cạnh trở lại phòng họp lấy cho ông mũ sắt. 

Bấy giờ, tất cả chúng tôi đều biết địch chỉ tạm thời giảm pháo kích, chắc chắn chúng sẽ pháo kích trở lại và có thể tấn công căn cứ bằng đặc công, chúng đã biết trong căn cứ có nhiều tướng lãnh vì có nhiều trực thăng lên xuống và rất có thể tiền sát viên của chúng đã báo cáo (một tên tiền sát bị phát giác cùng với đầy đủ máy truyền tin trong căn cứ chỉ cách phòng họp chưa đến 50m). Nơi an toàn nhất bây giờ có lẽ là căn cứ Non Nước của TQLC và chúng tôi sửa soạn đi về, hai anh phi công leo lên trực thăng của Tướng Lân, loay hoay một lúc rồi chạy xuống báo cáo, Đ/Úy Đan leo lên trực thăng đề máy mấy lần không được, thì ra trực thăng đã bị hư vì miểng đạn pháo, trực thăng của Tướng Trưởng cũng cùng số phận.

Chúng tôi lại nhận thêm hai tin xấu nữa, đó là chiếc xe duy nhất của Thiếu Tướng Lân đã bị trúng đạn pháo không chạy được và chiếc tàu dành cho Tướng Thoại chở tên Lãnh Sự Mỹ đi lúc chiều rồi không trở lại, ngoài cầu tàu thì không có một chiếc tàu nào, vậy là chúng tôi đã hết đường về BTL/SĐ tại căn cứ Non Nước.

Đang tuyệt vọng thì khoảng 11 giờ đêm một chiếc trực thăng không biết từ đâu xà xuống, chúng tôi đã tưởng có cứu tinh thì thấy Tướng Trưởng và người tùy viên leo lên, rồi trực thăng vội vã cất cánh, thế là chưa kịp mừng thì …!!!

Bây giờ nếu gọi TQLC từ căn cứ Non Nước đến đón là điều không tưởng, với tình trạng kẹt đường vì người tị nạn thì TQLC chỉ có cách chạy bộ tới đây như vậy phải mất mấy giờ thì đã quá trễ vì nơi đây đang là một trái bom nổ chậm. Tướng Thoại đi qua lại kiểm soát các phòng trong căn cứ, sau đó ông vào phòng truyền tin, một lúc sau bước ra mặt buồn hiu, ông cùng với các sĩ quan Hải Quân đứng bàn bạc một lúc rồi họ quyết định bỏ căn cứ, TQLC chúng tôi không còn lựa chọn nào khác, phải đi theo họ mặc dù không biết đi về đâu! Chúng tôi đi qua bãi đất trống mà dân tị nạn tụ tập trước khi bị pháo, trên mặt đất đầy những vũng máu và các mảnh cơ thể nạn nhân! Để tránh lộ hình tích trên bãi đất trống trải, làm mồi ngon cho hỏa lực địch, chúng tôi vòng xuống men theo phía bờ biển, dưới ánh trăng sao, chúng tôi vượt qua những tảng đá trơn ướt lớn như những chiếc xe Jeep hoặc GMC, chỉ tội mấy anh người nhái TQLC phải thay phiên nhau cõng ĐT Lương. 

Vừa ra khỏi căn cứ Hải Quân khoảng một km, thì địch bắt đầu pháo kích đợt hai, lần này cường độ gấp 10 trước, tiếng nổ liên tục không phân biệt được, căn cứ Hải Quân bị phủ lửa, có lẽ không một sinh vật nào có thể sống được trong đó! Không biết ông bạn “vàng” Phước của tôi có còn trong căn cứ này không? Vì Hải Quân không ai mang theo máy PRC25, nên Tướng Thoại phải mượn máy của TQLC liên tục gọi tàu vào đón, nhưng không có ai trả lời! Tới Spanish Beach, chúng tôi đi vòng lên núi Sơn Trà, nơi đây không có đường, phải vạch bụi cây mà đi, tới lưng chừng núi thì có một tảng đá lớn bằng một tòa nhà cản lối, chúng tôi ngồi chờ để anh em người nhái TQLC tìm chỗ thấp có thể qua được.

Phó Đề Đốc Thoại ngồi xổm đưới đất liên tục gọi máy PRC25 cầu cứu mà không có hồi âm, tôi chợt nghĩ mình đang là nhân chứng của một sự kiện có một không hai trong quân sử: 

“Một ông Phó Đề Đốc HQ có dưới tay nhiều trăm chiến thuyền lớn nhỏ không xa đây, vậy mà ông đã phải khản cổ cầu cứu suốt 3 tiếng không ai trả lời! Một ông Tướng TQLC có trong tay cả chục ngàn quân thiện chiến nay bị lâm vào bước đường cùng, ngay trong thành phố Đà Nẵng, với khoảng mười thuộc viên chỉ vì một buổi họp không cần thiết và sai chỗ”.
 Theo tin tình báo thì VC sẽ pháo kích căn cứ Hải Quân lúc 4 giờ sáng 29/3/75 như vậy thì địch đã có đầy đủ yếu tố để pháo kích căn cứ tối hôm 28/3/75 và cuộc họp cao cấp của các Tướng Lãnh QĐI đã diễn ra dưới họng đại bác 130 ly của địch, chúng pháo sớm hơn vì thấy các tướng lãnh đến họp. Khi mới đến căn cứ lúc 7 giờ tối 28/3/75, tôi thấy nhiều ngàn dân tị nạn đang tụ tập trong căn cứ, chỉ cách nơi họp khoảng 100m, với cái nhìn của một người lính, tôi đã nghĩ nơi đây không an toàn vì đặc công và tiền sát VC đã trà trộn, Trung Tướng Tư Lệnh QKI hoặc chính các phụ tá hay bộ tham mưu chắc chắn phải biết điều sơ đẳng này để trình lên Tư Lệnh, có lẽ vì sự vắng mặt của thuộc hạ, thiếu báo cáo tình hình khiến ông TL/QĐ vẫn tiếp tục buổi họp tại đây thay vì tại căn cứ Non Nước, nơi đang được TQLC bảo vệ cẩn mật.
Nhìn xuống căn cứ HQ, lửa cháy rực một góc trời, tiếng đại bác 130 ly liên tục nổ như tiếng sấm rền không dứt, tôi nghĩ bọn VC đang làm một việc vô ích vì căn cứ đã bị bỏ trống, nếu lúc 9 giờ tối 28/3/75 thay vì pháo kích, chúng chỉ cần dùng một toán đặc công tấn công vào căn cứ thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho các tướng lãnh của QĐI, và bây giờ nếu đặc công VC đi lên núi thì chúng tôi sẽ lâm nguy.

Đang mải mê suy nghĩ, tôi nghe một giọng nói oang oang quen thuộc của Bác Sĩ Phước, theo tiếng nói tôi tìm ra anh, trong quân phục hải quân màu xanh, đầu đội nón sắt, vai đeo M16 cùng với một giây đạn, tôi đến bên nói đùa:

- Phước, mày om sòm quá, hồi nẫy có mấy thằng đặc công VC hỏi tao mày đi đâu vắng nhà, tao không nói, nên chúng nó ôm AK47 chạy lên núi tìm mày đó. Phước quay lại nhìn tôi:

-Trời đất, hóa ra là chú mày, hồi nẫy y tá nói có một sĩ quan TQLC súng đạn đầy người đến tìm làm tao đang lo… 

-Thôi, đừng mất thì giờ, mày chỉ đường cho TQLC tụi tao đi.

-Tao đâu có biết, tao mới từ Vùng 4 đổi qua được mấy tuần, hồi chiều họ bỏ đi nhưng tao ở lại vì ông tướng cần bác sĩ. 

Mấy anh người nhái TQLC tìm được một đoạn núi đá thấp chừng 2m, chúng tôi khó khăn lần lượt vượt qua đến một đoạn đường đi dễ hơn, theo tiếng sóng, chúng tôi đến một bãi biển hoang vắng toàn đá phía trên Spanist Beach, ngoài khơi chúng tôi thấy tàu HQ đang chạy… Tướng Thoại đã quá mệt mỏi nên nhờ TQLC Nguyễn Thế Thụy, âm thoại viên của Tướng Lân, tiếp tục gọi dùm. 

Khi theo Tư Lệnh TQLC đến căn cứ HQ họp thì Thụy, âm thoại viên cửa TL đã thuộc gần hết những tần số giải tỏa đặc lệnh truyền tin, trong đó có cả của HQ, nên khi Tướng Thoại nhờ liên lãc thì anh thành thuộc “bẻ cổ” máy qua tần số giải tỏa rồi cất tiếng gọi. Như một phép lạ, trong máy có tiếng trả lời, Thụy vội trao ống liên hợp cho Tướng Thoại để nói chuyện với Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Văn Hy*… 

(* gần đây tôi có nhận được điện thư của Thiếu Tá Hy, vị cứu tinh đã tìm ra chúng tôi, thì được biết anh thuộc một đơn vị Hải Quân di tản từ Thuận An về Đà Nẵng, khi địch pháo kích đợt hai, anh ra lệnh cho đơn vị rời vịnh Đà Nẵng, di chuyển đến Spanish Beach để tránh pháo, lúc đó Thiếu Tá Hy đang ở trên ghe Yabuta của Duyên Doàn 12, khoảng 3 giờ sáng ngày 29/3/75. Trong lúc địch pháo kích đợt 2, anh gọi máy đến Trung Tâm Hành Quân Vùng I Duyên Hải không có ai trả lời, vô tình anh quay qua tần số giải tỏa nên nghe đươc lời kêu cứu, anh ra lệnh cho ghe đi vào).

Chuyến đầu tiên chính anh Hy đứng ở mũi ghe kéo Tướng Thoại, Tướng Lân lên, cùng đi trong chuyến này có Đại Tá Lương, và một số sĩ quan, ghe Yabuta là một loại ghe nhỏ không thể đón hết mọi người nên tôi và Đ/Úy Đan ở lại vì chúng tôi muốn chờ anh em TQLC lên thuyền hết rồi mới đi. Tuy ân hận 5 phút vì không đi theo bệnh nhân của mình nhưng tôi cũng yên tâm vì đã đưa cho Đại Tá Lương những thuốc ông cần. Lúc đó tôi và Đ/Úy Đan đứng trên một mỏm đá riêng biệt với nhóm người còn lại khoảng 20 người gồm HQ và TQLC, Thiếu Tá Hy trở lại thêm 3 lần nữa đón hết đám người này, chuyến cuối cùng anh phải mượn một chiếc ghe đánh cá của dân vì ghe Yabuta của anh thiếu nhiên liệu. 

Theo Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Văn Hy, việc anh làm đêm hôm đó là tự nguyện thúc đẩy bởi tình đồng đội. Quả thật đây là một gương can đảm và tình đồng đội cao đẹp mà tôi đã được cái vinh dự chứng kiến từ đầu đến cuối. 

Khi trời đã sáng, trên bờ biển hoang vắng chỉ còn có tôi và Đ/Úy Đan nên nó càng hoang vắng hơn, chúng tôi đứng trên mỏm đá chênh vênh, nhìn về phía căn cứ HQ, địch đã ngưng pháo nhưng khói lửa vẫn bốc cao, sóng thủy triều đang lên che phủ mỏm đá làm chúng tôi bị ướt đến đầu gối, tôi thật sự “lạnh cẳng” theo cả hai nghĩa, nhìn qua Đan thì thấy anh đang nhìn tôi vô cảm, chúng tôi chỉ còn chờ có hai chuyện, VC đến trước thì chúng tôi chết, ghe Hải Quân tới thì chúng tôi sống, chợt nghĩ sống hay chết thì giây phút này cũng là giây phút cuối cùng tôi được nhìn thành phố Đà Nẵng thân yêu. Biển vẫn xanh, sóng vẫn rì rầm một điệu nhạc muôn thủa làm dịu lòng người. Bình minh vừa ló dạng hắt những tia sáng phản chiếu sóng biển như những thỏi vàng long lanh, trên trời những cụm mây trắng lững thững trôi vô tình như không biết đến cuộc gió tanh mưa máu đang diễn ra phía dưới, từng đàn hải âu vừa rời tổ riú rít đi tìm mồi làm tôi chợt nghĩ đến cuộc rút quân hoảng loạn vô tổ chức này. Hôm nay mấy chú hải âu sẽ được no bụng vì sẽ có vô số người chết, có thể trong đó có Đan và tôi.

Khoảng 9 giờ sáng 29/3/75, một chiếc tiểu đĩnh loại LCVP không biết từ đâu tới và ngừng lại cạnh chúng tôi, trên thuyền không có ai ngoại trừ anh Trung Sĩ lái thuyền, tôi và Đ/Úy Đan nhẩy lên, anh Trung Sĩ chẳng nói gì, cho thuyền chạy thẳng ra khơi, chúng tôi cũng không cần biết là sẽ đi về đâu, bây giờ tôi mới thấy Đ/Úy Đan mở máy PRC25 gọi đi mấy nơi.

Khoảng 10 giờ sáng thuyền dừng lại bên chiếc HQ 802, chúng tôi dùng thang giây leo lên chiến hạm, có lẽ chúng tôi là những người cuối cùng vì sau đó thang được kéo lên, vị hạm trưởng chiếc HQ 802 là Hải Quân Trung Tá Vũ Quốc Công, ông lịch thiệp vui vẻ chỉ cho chúng tôi tìm đến căn phòng có Thiếu Tướng Bùi Thế Lân và các sĩ quan TQLC. Tôi coi lại vết thương cho Đại Tá Lương sau đó đi lên sân tàu phía trước để tìm chỗ nghỉ ngơi. Trên tàu có khoảng 5,6 ngàn người gồm thường dân và binh sĩ đủ các quân binh chủng của QKI, nhìn thấy họ, tôi thầm cảm ơn Trung Tá Công và thủy thủ đoàn chiếc HQ 802 đã cực nhọc vất vả cứu được nhiều người.

Lên tới sân tàu phía mũi, tôi tìm một chỗ khuất để nằm nghỉ và để “gậm nhấm” nỗi đau thương nhục nhã của một “tàn tốt”, nhưng tôi không được yên vì gặp lại vài người bạn cũ, trong đó có một niên đệ Y Sĩ Trung Úy Phạm Anh Dũng, anh mặc một bộ đồ bộ binh nhầu nát, chỉ trừ cặp lon trung úy sáng chói, anh cười toe toét tươi như hoa đến bên tôi hỏi vài điều, giữa cảnh nước mất nhà tan này mà anh lại vui vẻ như vậy làm cho tôi ngẹn họng không biết nói gì.

Cam Ranh, 30/3/1975.
Chiến hạm HQ802 nhổ neo xuôi Nam khoảng 11 giờ sáng 29/3/75 mang theo nỗi đau buồn nhục nhã chán chường của quân dân QKI, tàu cặp bến Cam Ranh khoảng 3 giờ sáng 30/3/75, thường dân và binh sĩ bộ binh lên bờ trước, sau cùng mới tới lượt TQLC, một điều trái ngược là thương binh lại lên bờ sau cùng. Tôi và Đại Tá Lương xuống tàu khoảng trưa ngày 30/3/75 lúc thủy thủ đoàn HQ802 đang lau rửa tàu. Loay hoay môt lúc mới tìm được xe tản thương đến Bệnh Viện Hải Quân Cam Ranh lúc 1giờ chiều, tại đây tôi gặp một vị niên trưởng tử tế tận tình giúp đỡ nên việc giải phẫu cho Đại Tá Lương trở nên dễ dàng, cuộc giải phẫu kết thúc thành công lúc 4giờ chiều cùng ngày, trong lúc Đại Tá Lương đang ngủ trong phòng hồi sức, chợt nhớ là tôi chưa ăn gì từ hai ngày nay nên vội vào câu lạc bộ hải quân đối diện với bệnh viện để gọi món ăn, nhìn cảnh thanh bình của quân cảng Cam Ranh mà tôi bỗng chạnh lòng thương sót cho mình, vì đã lỡ thích “gió sương” nên mới ra nhập binh chủng TQLC để rồi được quá nhiều “sương gió”!

Đang suy nghĩ vớ vẩn thì chợt nhận ra một điều khác lạ, lúc tôi mang Đại Tá Lương đến bệnh viện thì Quân Cảng Cam Ranh đầy TQLC, bây giờ chẳng thấy ai, hỏi một sĩ quan HQ ngồi bàn bên cạnh thì được biết TQLC đã bắt đầu lên tàu về Vũng Tàu lúc 3giờ chiều, tôi vội trả tiền mặc dù chưa được ăn gì, rồi chạy về bệnh viện. Đại Tá Lương đang ngủ ngon lành, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác là phải đánh thức ông dậy, chúng tôi mượn một chiếc xe hồng thập tự lái thẳng đến TTHQ/HQ Vùng II Duyên Hải, tôi bước vào Trung Tâm thì thấy Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh đang ngồi uống café với mấy sĩ quan Hải Quân khác, chưa kịp chào kính thì ông đã đứng dậy đưa tay bắt, miệng hỏi:

- Sao bây giờ bác sĩ còn ở đây, TQLC đang lên tàu HQ 802 về Vũng Tàu?

- Tôi mổ cho ông Đại Tá bị thương mới xong,

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh suy nghĩ một giây rồi nói:

-Thôi được, để tôi giúp bác sĩ. 

Nói xong, ông bốc máy nói chuyên một lúc rồi ra lệnh cho hai người cận vệ đưa chúng tôi ra cầu tàu BTL Vùng II Duyên Hải. Có một điều đặc biệt ở ông tướng này làm tôi nhớ mãi là khi tôi chào kính cám ơn ông thì ông chỉ mỉm cười thân mật bắt tay tôi và lịch sự chúc chúng tôi thượng lộ bình an.

Khi chúng tôi đến cầu tàu thì HQ802 đã rút thang và sửa soạn hải hành,có lẽ được báo trước nên trên tàu thả thang lưới xuống để chúng tôi leo lên, hai anh cận vệ của Tướng Minh cõng Đ/Tá Lương lên tàu rồi trở xuống…Chúng tôi là những người cuối cùng lên tàu.

Vũng Tàu 31/3/1975.
Chiếc HQ802 nhổ neo lúc 6giờ chiều 30/3/75, nhưng vì sóng và gió ngược nên mãi đến 8giờ tối mới rời Quân Cảng Cam Ranh để xuôi Nam về Vũng Tàu, trên tàu chở khoảng 4000 tàn binh của SĐ TQLC (TT2TQLC,trang 551), như vậy chỉ có 1/3 quân số của SĐ thoát được về Cam Ranh, gần 8000 TQLC còn lại thì hoặc chết hay mất tích tại Thuận An và Đà Nẵng. đa số các TQLC tinh thần đổ nát và được mặc quần áo mới rộng thùng thình vì khi bơi ra chiến hạm từ căn cứ Non Nước Đà Nẵng sáng ngày 29/3/75, các anh đã phải bỏ lại vũ khí và quân phục trên bờ.

Tôi được biết chỉ có LĐ468 của Đại Tá Ngô Văn Định lui binh tại bãi biển Nam Ô, may mắn được tàu Hải Quân vào sát bờ đón nên quân số và vũ khí cá nhân còn đầy đủ, cuộc lui binh của LĐ258 và 369 TQLC tại căn cứ Non Nước đã xẩy ra trong hỗn loạn và đẫm máu, chỉ có những TQLC may mắn và biết bơi mới lên được tàu, những người còn lại thi…(TT2TQLC, trang 578-579). Ngoài ra tôi được biết SĐTQLC đã có cái vinh dự bảo vệ cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng tá túc trong đêm ngày 28/3/75 tại căn cứ Non Nước để rồi sáng ngày 29/3/75 hộ tống ông lên chiến hạm sớm nhất, trước khi đi, lại còn được nghe ông đã nói một câu đáng được ghi vào quân sử: “Coi như đây là một cuộc tự thoát” (Đ/tá Trí, TT2TQLC,trang 548).

Sư Đoàn TQLC với quân số gần 12.000, là một sư đoàn tổng trừ bị của quân lực VNCH, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, đây là một trong những sư đoàn thiện chiến nhất mà sở trường là di động đánh những trận địa chiến lớn tấn công những đại đơn vị địch. Sau chiến thắng Quảng Trị năm 1972, sư đoàn này bị QĐI xin giữ lại để làm lính Địa Phương Quân giữ đất cho QKI. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần đòi SĐ/TQLC về, để làm những nhiệm vụ khác quan trọng hơn mà lần cuối cùng là ngày 22/3/75, (Tại sao tôi bỏ QK1, NQT) nhưng QĐI đã không trả, để rồi ngày 29/3/75 SĐ/TQLC không được đánh với địch một trận nào mà bị tan hàng chỉ vì một cái lệnh lui binh hoảng loạn và không chuẩn bị tính toán. 

HQ 802 về đến Vũng Tàu lúc 4 giờ 20 chiều 31/3/75, mãi đến 9 giờ tối tôi mới đặt chân lên cầu tàu với tâm trạng nhục nhã chán chường của một bại binh, nhìn trong đám đông tôi thấy anh ruột tôi, Bác Sĩ Phạm Lê Thăng lúc đó đang làm Trưởng Ty Y Tế tỉnh Phước Tuy, anh tôi đang tất tả ngược xuôi tìm tôi trên cầu tàu, gặp tôi anh mững rỡ hơn bắt được vàng, anh nhìn tôi từ đầu đến chân để biết tôi không bị thương rồi hỏi.

- Cậu đã ăn gì chưa, anh có mua khúc bánh mì cho cậu, cả nhà đều lo cho cậu.

Tuy không có một hột cơm nào trong bụng từ ngày 28/3/75 nhưng tôi vẫn nói để anh tôi yên lòng.

- Em còn no lắm, anh cứ đưa ổ bánh cho em để ngày mai ăn sáng.

Hai anh em hàn huyên một lúc rồi anh tôi phải về để báo tin mừng cho gia đình, trong ánh đèn vàng hiu hắt trên cầu tàu, tôi đứng đó, nhìn theo bóng anh tôi khuất trong màn đêm mà lòng đau đớn, tôi đã chẳng làm nên cơm cháo gì để bảo vệ đất nước, bây giơ lại làm cho cả gia đình lo lắng…

Orange County-California, 2010.
 Một buổi sáng mùa Thu có nắng vàng rực rỡ, ba anh TQLC già ngồi nhâm nhi nước trà tại Factory Cafe là tôi, Trần Như Hùng và Cao Xuân Huy, trên bàn thấy một tờ báo cũ đăng bài “Tại Sao Tôi Bỏ QKI” mà tác giả là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, chúng tôi chia nhau đọc, Tướng Trưởng phủ nhận tất cả tội lỗi của các tướng lãnh QĐI bị kỷ luật và đổ tội làm mất QKI cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đọc xong tôi thắc mắc hỏi hai đồng đội:
- Quân Đoàn I có quân số tương đương với địch, không đánh một trận nào cấp trung đoàn mà lại tan hàng chỉ trong có năm ngày, vậy mà không ai có lỗi ?

Cao Xuân Huy cười rồi nói:

- Chỉ có mấy thằng lính là có tội thôi!

Đây cũng là câu cuối cùng Cao Xuân Huy nói với tôi vì chỉ mấy tuần sau anh đã lên tàu suốt để trở về bãi biển Thuận An tìm lại khẩu súng đã bị gẫy tháng Ba năm 1975. 

Bằng Phong Phạm Vũ Bằng.
California, 23/3/11
 
THÁNG BA ĐÀ NẴNG MÙA XOAN ... 
Tháng ba đầy đau thương và nước mắt ...
Những cái ôm xiết chặt ...
những cái níu tay hụt hẫn ... 
Những giòng nước mắt tuôn trào nhạt nhòa ... nghẹn ngào chia lìa ... 
Tất cả rồi cũng chia xa ly biệt ... 
Biệt ly sông cũng động lòng 
Sóng gào như thể hiểu lòng người đi ... 
Ngồi trên mạn thuyền ra khơi con phố Đà lùi dần ... mờ dần trong nước mắt ...
Hỏa Châu đỏ rực cả bầu trời Đà Nẵng thương đau...
Như thiu đốt tim can tôi ... 
Bây chừ đã 46 năm qua rồi mà cứ ngỡ như mới hôm nao tôi vẫn còn là cô bé ngây thơ hằng ngày vui vẻ đến trường trong niềm hy vọng tương lai tràn đầy tin yêu ... 
Tôi ngồi đây bên tách cà phê sáng mà nghe tâm can lặng thinh ... 
Kỷ niệm thương đau như những thước phim đang chiếu từ từ lại những hình ảnh đau thương ngập đầy mắt ... 
mà nghe hồn thổn thức mãi không thôi 
Bây chừ tôi ở quê người Mà hồn như đã bay về Cố Hương ...
Tháng Ba Đà Nẵng Mùa Xoan Trắng 
Tôi kết hồn tôi ... 
vào những cánh xoan khóc tháng Ba buồn ... Belgique Một sáng Tháng Ba đau buồn nhớ Cố Hương ...
08-03-2021

 

Chiếc Xà Lan Định Mệnh - Th/Tá Nguyễn Phan Tựu CHT Đoàn Công Tác 72 / SCT/NKT/BTTM/QLVNCH

  Viết cho Đặc San ngày Đại Hội kỷ niệm 40 năm ngày thành lập NKT/TTM/QLVNCH
Washington D.C – 2004
Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi, còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 (Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77) Sau đó qua L/Đ 31 (Liên Đoàn 31), rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
(Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt).
Tôi không thuộc thành phần ba gai (vô kỷ luât) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán, năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB (Sở Bắc) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi, tôi được đổi tên với bí danh Vân, anh Trâm bí danh Hùng, Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên  toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội , SB chuyển đổi thành SKT (Sở Kỹ Thuật), năm 1968 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm 1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ  CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng  không được e rằng sẽ có  biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì  đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp, đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng.Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ, Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì  trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sa. Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72, nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân, anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sa chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp, cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I  và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 (muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT)
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch, một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về, tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa, tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuân trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản, lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà, thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu, để làm gì, rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sa ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện, tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường, thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sa nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ), ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc, may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo, đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản, thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi, 
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi, tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ, trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt, đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết, hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại, thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI,  (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số, vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sa, vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát, chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tề, súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng, sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ, nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn.
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có  nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng), vì có vũ khí nên người này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .    
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn, sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan, trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên, có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần, đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa, nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trạng khủng khiếp, may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp, cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một Tr. Sĩ thuộc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên, anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm, dân họ mà leo lên được, sẽ chìm Tảu giữa biển, viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang, Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời, nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan 2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kiến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn.
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống, tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản từ Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó, đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh, nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT  ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT, Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được, tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại, Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72, cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam, nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng, ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách“
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sa và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển  may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài hàng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thể QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi còn nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng ”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng, anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu)
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi, từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,
Bạch Hổ /ĐCT/72
 
NGÀY NÀY CUẢ 47 NĂM VỀ TRƯỚC
29-3-1975 Đà Nẵng thất thủ …
Đến khoảng 2 giờ khuya thì tiếng đạn pháo thưa dần,tôi thấy anh em F-5 lần lược cất cánh từng chiếc một..tiếng gầm rú của động cơ phản lực vang dội cả một vùng, át cả tiếng đạn pháo kích . Tiếu bạn tôi đã may mắn bay chiếc F-5D cất cánh từ hồi chiều, chở theo một đ/u kỷ thuật, cùng bay hợp đoản với Tiếu còn có Trần lưu Úy, sau này vượt ngục và bị bắn chết. Cũng trong đêm đó, một A37 crashed trên phi đạo,đ/u Đỗ Thạnh tử thương tại chổ . Ngay sau khi chiếc F-5 cuối cùng rời phi đạo, tôi lái xe tới khu trực alert pad , chạy thẳng vô ụ đậu, tôi còn nhớ số phi cơ 273. Tr/u Thành trưởng toán phi đạo, từ trong chổ tối sau bức màn chống pháo kích, lớn tiếng giọng bắc kỳ năm-tư “Ai?” Nhận ra tôi anh dịu giọng “tất cả bay hết rồi..chỉ còn mình Hồng-Tiễn..mau lên! Tôi đi kêu tụi nó nổ máy,VC sắp pháo nữa đó”. Tôi nhìn con tàu, rồi quay lưng nhìn bà xã với cái bụng bầu ngồi yên lặng như pho tượng trên chiếc xe jeep giữa đêm khuya thanh vắng.. Thường ngày vợ tôi rất ủy mị, tôi nhớ lúc tiễn tôi vô biên hòa học F-5E đã oà khóc như một đứa trẻ,đến nổi tôi phải xin tr/tá Anh trở ra.Nhưng vào lúc này đây, biết tôi đi sẽ không bao giờ trở về.. nàng lại hối thúc “đi!…đi anh !..anh ơi !”. và tôi cứ tưởng bà xã tôi yếu đuối lắm, nhưng không… nàng đã chuẩn bị sẳn cho đứa con trong bụng một cái tên dù trai hay gái khi sanh ra “Lê anh Phiếu” nếu lúc đó tôi cất cánh…(bà xả tôi đã tâm sự khi bồng con lên trại tù ở trên núi thăm tôi lần đầu). Và tôi đã lắc đầu..Thấy vậy , Thành xẳng giọng và dùng từ cấp bậc đối với tôi “ thôi được , vậy thì trung úy về nhà đi..”
Tôi thẩn thờ như người mất hồn, thấy phòng trực alert pad, đèn vẫn còn sáng. Tôi dừng xe bước vào..máy lạnh vẫn chạy đều, mấy ly cà phê đang uống dở,nước đá còn chưa tan..khoảng nửa giờ trước đây ,anh em còn đang sinh hoạt, bây giờ đã ở một thế giới khác..thế giới của tự do, còn tôi thì sắp đối mặt với kẻ thù khát máu…Đang miên man, bổng nghe có tiếng động nhỏ, một bóng người ngồi yên lặng trong góc tối ,đầu cúi gầm, mặt quay vô tường, tôi bước lại gần nhìn kỷ mới nhận ra đại tá Thái Bá Đệ, không biết đại tá lúc đó đang nghỉ gì mà hai bờ vai rung lên từng hồi.. tôi chưa kịp hỏi và ông không quay lại mà vẫn biết là tôi “người nhà đâu rồi, sao không đi.. !?” tôi không trả lời, chỉ đứng yên đưa tay chào mà nước mắt muốn rơi!....Một hình ảnh đại tá Đệ ( đã mất) vui tươi bên cạnh tr/tá Lê Xuân Lan ( hiện đang ở Pháp) vừa đi vừa briefing, như đôi chim gìa dặn hướng về chiếc F-5D cách đây chỉ mới hai tuần… đâu mất rồi!. Hôm đó, tôi hân hạnh được bay wingman với hai xếp lớn và không ngờ rằng, đó cũng là phi vụ cuối cùng trong cuộc đời bay bỗng của mình .Và lần gặp hôm nay, trong tình huống bi thương này cũng là lần cuối với vị đại tá mà tôi hằng kính mến!.
( trích hồi ký những khúc quanh đen tối )
Lê Phiếu Hồng Tiễn 538
 
Tư Hiền Niềm Đau
(Ký Ức Ngày Gẫy Súng)

Nỗi buồn lại đến theo ngày tháng
Dù đã xa rồi mấy mươi năm
Nhưng khi hồi tưởng tim ngừng thở
Xoay vòng vết thẹo chẳng liền da

Tháng Ba ngày ấy hằn tâm trí
Tang tóc thê lương hận ngút trời
Tư Hiền thây “Cọp” đầy cửa biển
An Dương lọt rọ máu thịt rơi

Tháng Ba hờn oán thân người đỗ
Nón sắt moi hầm lấp bạn thân
Tay cào bới cát chôn súng đạn
Chôn hết tuổi xuân cả một đời

Thằng còn đi được thành điên dại
Súng thì không đạn bắn ai đây
Thằng đang trên biển trôi xa mãi
Như thế là xong kiếp vẫy vùng

Đau hờn cay đắng thằng cầm súng
Từng sống hiên ngang đã một thời
Nay chôn súng trận chiến trường cuối
Dở khóc dở cười há chẳng đau ?

Bởi ngày đó vết thương rỉ máu
Vết thẹo xưa muôn thuở còn đây
Quên không thể … thôi thì cố nhớ
Làm hành trang … miên viễn cuối đời

Thuyền Qua Lối Cũ
Tuấn TT. Mar. 29 .2022