Monday, March 22, 2021

Vào những ngày này của 46 năm về trước ở phi trường Đà Nẵng... NHỮNG KỶ NIỆM THƯƠNG ĐAU !

Lúc đó đã ngoài giờ làm việc , trời rất là oi bức!…Mặc dù cách đây đã hằng mấy chục năm, tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh của đại tá Thái bá Đệ (đã mất) không đoàn trưởng 61 chiến thuật, đặc trách bốn phi đoàn phản lực A37 và một phi đoàn chiến đấu F-5 tại Đà-nẵng. Ông chỉ mặc độc nhất cái quần lính, mình để trần mồ hôi nhể nhại ngồi sau chiếc bàn nhỏ đặt ở ngoài hành lang BCH không đoàn. Có khoảng 20 người, đa số mặc đồ bay đứng nối đuôi nhau thành hàng dài, trên tay mổi người cầm tờ giấy chờ ký, tôi đứng đằng sau cùng…Không nghe ai nói chuyện với ai, dáng mặt đăm chiêu, không khí cho thấy sắp xảy ra một biến cố lớn!...
Giữa lúc làn sóng người di tản từ Huế vô bít kín cả đường đèo Hải-vân. Tr/tá Phạm đình Anh, phi đòan trưởng 538 từ Biên hoà (nguyên PĐ về học F-5E) cho phép tôi và th/úy Nguyễn-Thi lái chiếc pick-up ra ngoài đó đón người thân. Đoạn đường chỉ có 105 km, tức khõang 70 miles mà phải mất hai ngày hai đêm mới về lại được, không có thời gian để kể, nhưng qúy vị cũng hiểu, gian khổ và nguy hiểm tới mức nào ! Húê lúc đó đã trở thành một thành phố chết, hầu hết đã bỏ nhà cửa ra đi chỉ còn lại một số rất ít. vô phương! đứng ngoài đường chụm thành từng nhóm, nhìn theo xe chúng tôi chạy qua với ánh mắt khao khát. Tôi không thấy bóng dáng một người lính VNCH nào, cũng chẳng biết VC đang ở đâu?. Ngày hôm sau (26-3-75) thì nghe tin Huế mất..
Sắp xếp chổ tạm trú cho người nhà ở ngoài phố xong là tôi vào ngay phi đòan. Gặp Tr/tá Lê xuân Lan không đoàn phó tại khu trực F-5 Alert-pad (căn nhà tứ giác nằm giữa sân đậu máy bay F-5 gần sát phi đạo để hoa tiêu trực không chiến cất cánh cho nhanh). Ông cho biết đã xin được một C130 chỉ ưu tiên dành cho KĐ61, khỏang 10 giờ tối hôm nay sẽ đáp xuống Đà nẵng, nhớ giữ kín! Tôi liền trở lại phi đoàn nhờ văn thư đánh gấp một danh sách gồm 16 người, rồi lập tức mang đến đây.
…Cuối cùng tới lượt tôi, Đ/tá Đệ, một tay cầm tấm bìa cứng quạt, quạt. một tay cầm cây viết, ngước nhìn tôi vẫn tươi cười, nhưng ánh mắt thật buồn bả.. “A! còn Lê Phiếu đây rồi..”nói xong ông đặt bút ký liền rồi đưa cho người lính đứng bên đóng dấu, anh này lại ăn mặc rất chỉnh tề , áo bốn túi thẳng nếp..Tôi nhận thấy nơi Đ/tá hôm đó có cái gì lạ lạ, không giống ngày thường, hình như ông đã đoán biết trước việc gì sẽ xảy ra và đây là lần cuối.. giúp được cái gì cho đàn em là làm ngay!
Cầm tờ giấy có khuôn dấu và chử kỹ của Đ/T Đệ, người lớn thì kèm theo thẻ căn cước, con nít khỏi. QC cho vô cổng ngay. Khi đi qua trạm gác khu trực alert-pad, Hưng trâu (bay A37) lên đạn “róc,róc”, tôi bận lái xe, chưa kịp trả lời thì bà xã tôi đã nhanh nhẩu “xe anh Phiếu, xe anh Phiếu”. Vừa vào tới nơi đã thấy đám đông khỏang hơn trăm người đang tập trung ngay trước sân khu trực alert-pad. Tôi loáng thoáng thấy Hồ Ba phi đội trưởng của tôi lúc đó cũng có mặt với một số người nhà, không biết anh trở ra đà nẳng hồi nào? Bà con ban đầu còn nhốn nháo, nhưng chỉ một lúc rồi cũng được sắp xếp thứ tự theo sự điều khiển của th/tá Hồ kim Giàu và tr/tá Lê xuân Lan (được biết hai niên trưởng kính mến cũng bị kẹt lại và đi tù ngoài Bắc hơn 15 năm). Anh em phi đạo không biết do lệnh ai hay tự nguyện, đã kéo “rúp” (máy thổi hơi start cho F5 nổ máy) làm hàng rào ngăn chận người ngoài xâm nhập.
Qua khỏi mười giờ, rồi mười hai, vẫn không thấy động tĩnh, tr/tá Lan tiếp tục liên lạc và hứa hẹn, đám đông bắt đầu mất dần hy vọng, nhưng vẫn ngồi yên giử chổ, mắt nhắm nghiền vì qúa mệt mỏi ...tội nghiệp cho mấy ông bà cụ gìa và đàn bà thai nghén trong đó có ba mẹ tôi, bà nội vợ, bà xã tôi đang có bầu, lạị vừa mới trải qua cuộc hành trình một ngày và một đêm đầy gian nan từ Huế vô..
Phòng trực alert-pad lúc đó vẫn rực sáng, máy lạnh vẫn chạy đều. xuyên qua kính cửa sổ tôi thấy anh em biệt đội không biết đang chơi bài, tán dốc hay nhắp cà phê ? vẫn cười nói vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.. chỉ độc nhất một mình Th/tá Nguyễn v Cổn, biệt đội trưởng từ Biên hòa ra tăng phái, tay cầm bình nước trà và cái tách nhỏ, đi lui đi tới nơi cái hành lang, lối vào nhỏ xíu của khu trực… thấy tôi, th/tá bước xuống và tiến lại gần vẫn cái bình trà trên tay; nhưng lần này có hai cái tách, th/tá Cổn ra dấu đem mời ba mẹ tôi hoặc bà con ai đó. Ông không nói gì hết, chỉ khẻ lắc đầu, nhưng tôi đã đọc được ngụ ý ông muốn nói “chiến tranh khổ qúa phải không?” tôi lại nhìn vào phòng trực, chỉ trong một phạm vi nhỏ thế này mà đã chia thành hai ranh giới.
Đến hơn một giờ sáng…vẫn chưa có dấu hiệu gì xảy ra, đám người vẫn ngồi bất động, không ai giống ai, tuy cùng một tâm trạng, nhưng có lẽ mỗi người đang đeo đuổi một ý nghĩ riêng… Th/tá Giàu và tr/tá Lan biến đi đâu mất. Tôi cũng lửng thửng tản bộ về phi đoàn, dù không với mục đích gì hết.. nhưng đúng là số xui tận mạng! Giữa đêm khuya tĩnh mịch, đèn vẫn sáng, không một bóng người, tôi bước từng bước chậm theo lối vào, ngước nhìn từng tấm ảnh lớn của mổi hoa tiêu treo trên vách tường màu hồng, tay cầm nón bay tươi cười đứng bên chiếc F-5. Lúc bấy giờ tất cả anh em đang ở Biên-hòa học F-5E và tôi biết rõ, họ sẽ không bao giờ còn trở về nơi đây nữa… chỉ độc nhất mình tôi và đây cũng là lần cuối cùng ! mắt tôi đỏ hoe theo ý nghĩ đó khi quay lưng từ biệt.
Vừa bước ra khỏi cửa thì cái điện thoại, tôi vẫn còn nhớ số 2633 reo vang.. giọng của một ông bạn không thân lắm tên T từ bên kia đầu dây, cầu khẩn tôi gíup đỡ..với bạn bè dù bất kỳ ai và trong hoàn cảnh nào, tôi rất nhiệt tình. Và tôi đã hứa..liền cấp tốc lái xe pick-up ra một địa chỉ ở số…đường Ng T Giang. Giữa lúc người ta đang say ngủ, tôi đấm cửa liên tục. ban đầu họ không dám mở. chỉ hé cửa sổ , thấy chiếc xe KQ và tôi mặc đồ bay, người ta mới yên lòng và tiếp tôi.. sau khi giới thiệu sơ qua, tôi đi thẳng vào vấn đề, yêu cầu trong năm phút phải quyết định, hoặc đi, bỏ lại tất cả và lên xe, hoặc ở lại.Sau khi hội ý ,hình như một ông rể và một bà chị ở lại, còn tất cả lên xe trong đó có một cô sinh viên, tôi còn nhớ có cái tên rất Huế, Hương-Giang. Tới cổng phi trường, QCvẫn còn làm việc rất nghiêm chỉnh, tôi nhớ hình như phải gọi th/tá Giàu can thiệp mới được vào.
Khi trở về lạị khu vực alert-pad thì đã gần 2 giờ sáng.. tình hình bấy giờ đã trở nên rất sôi động vì trên bầu trời chiếc C130 đang lượn vòng chuẩn bị đáp, anh em phi đạo đứng nối tay làm hàng rào ngăn chận người lạ xâm nhập, thỉnh thoảng một chiếc trực thăng từ đâu chớp nhoáng đáp xuống, xô bỏ người thân rồi vụt bay như con chim bói cá.. còn những vị hành khách không mời này như đã được huấn luyện trước, nhanh chóng trà trộn vào đám quân ô hợp. Th/tá Giàu ra sức giữ trật tự , Tr/tá Lan lớn tiếng trấn an “bà con yên chí, ai cũng được đi. Tất cả đồ đạc, lớn nhỏ bỏ hết lên đây”vừa nói vừa chỉ chiếc xe pick-up “máy bay sẽ mang theo, xuống phi trường SG của ai sẽ lấy lại”… Thường ngày tôi thấy Tr/tá đạo mạo, chính trực, hôm đó sao nói dối tài tình đến thế ! chính tôi cũng lầm tưởng. Tr/tá Lan vừa nói xong, bà con nhào tới bỏ hết đồ đạc của mình, đầy nhóc khung xe và yên chí trở về chổ củ ̣(sau đó th/tá Cổn giao chìa khóa xe cho tôi với một hàm ý nhưng tôi không hiểu và đã không nhận, đến khi ngồi tù bảy năm về.. đói khổ qúa, nhất là nhìn thấy mẹ gìa và mấy đứa con thiếu ăn cứ tưởng tượng hoài ). Chỉ duy nhất có ba tôi ngồi ở hàng đầu, ông vẫn ôm chặt cái TV 12inches tôi mua ở Mỷ gởi về lúc du học, ông qúy lắm bỏ hết nhà cửa mang theo chỉ mình nó. Mấy tháng sau ông mất, lúc tôi đang ở trên trại tù và cứ nhớ mãi hình ảnh này…
Cuối cùng chiếc C130 đã đáp xuống, đi vòng vòng một hồi rồi quẹo vô phía đám đông đang ngồi chờ, đưa phần đuôi vào, tình hình bây giờ trở nên rất căng thẳng! tuy nhiên đám quân ô hợp vẫn ngồi yên bất động và chờ lệnh, tới lúc này tôi mới biết th/tá Giàu đã dàn xếp, người gìa, trẻ con, đặc biệt đàn bà mang thai được ưu tiên ngồi hàng đầu, trong khi đó bà xã tôi có bầu hơn tám tháng lại ngồi đằng sau cùng, cũng lỗi tai tôi trong giờ phút quan trọng nhất lại bỏ đi.. Tôi ra dấu cho bà xã tôi đứng dậy ra khỏi hàng và dẫn đi... được nửa chừng thì như một lệnh truyền từ hư vô. cả rừng người đồng loạt đứng dậy và cùng một lúc nhào tới. cảnh hổn loạn xảy ra tức khắc... hoàn toàn bất khả kháng! .Tr/tá Lan, Th/tá Giàu Th/tá Cổn tất cả chỉ biết đứng nhìn, như đang xem một cuốn phim thời chiến… cánh cửa sau của máy bay buộc lòng phải đưa lên lưng chừng, tới nước này tôi đành chịu thua, bỏ lại bà xã.. tôi chạy đến leo lên máy bay và không phân biệt, nắm được tay ai là kéo lên, tôi nhận ra chị Xuân vợ Mai v Minh, tôi phải dùng cả hai tay và cẩn thận hơn vì chị đang có bầu, vào lúc đó chỉ có mình tôi là làm công việc cứu hộ này. Kéo được khoảng mười lăm người thì máy bay rùng mình bỏ chạy như con bọ hung rực- rảy bầy kiến bu.. Ra tới gần phi đạo, lợi dụng khúc quẹo tôi nhảy xuống lăng mấy vòng, chiếc mủ “tây thi” rớt đâu mất, máu ướt bên trán.. tôi cũng không bận tầm, vẫn ngồi yên bất động nhìn theo chiếc C130 cất cánh cho đến khi bóng nó mất hút trong màn đêm tôi mới đứng dậy trở vô. Khu vực alert-pad bấy giờ như một bãi chiến trường, chỉ thấy lác đác vài nhóm nhỏ người thua trận đang mò mẩm, và đâu đó có vài tiếng khóc nấc lên tửng hồi… anh em trực không chiến thì đã tắt đèn đi ngủ từ lúc nào. Tự nhiên tôi lại thấy nhớ nhớ cái đám quân ô hợp, mới hồi nảy còn đang náo loạn…
Trọn nguyên cả một ngày hôm sau (27-3-75), từ sáng cho tới tối. không ăn không uống. một người bạn có tình, có nghĩa. Th/úy Ng v Tiếu luôn sát cánh bên vợ chồng tôi cùng đi trên chiếc Jeep màu xanh lam của người bạn Mỹ cố vấn phi-đoàn để lạị, lái chạy quanh phi đạo tìm đường thoát cho vợ chồng tôi (riêng Tiếu thì đã có F-5) có chiếc trực thăng bị hư máy, thấy người ta ngồi đầy nhóc, vợ chồng tôi với cái bụng bầu tổ bố cũng leo lên rồi leo xuống.Tiếu vẫn ngồi trên xe đợi..Thỉnh thoảng cũng có một hai chiếc C130 đáp xuống đi vòng quanh không dám ngừng. một chiếc C119 đảo vài vòng trên phi đạo rồi bay mất. có một số người bị chết vì trốn trong hốc bánh đáp của Boeing…chúng tôi cứ lái xe chạy vòng quanh, khi qua bên ngã phước-tường và dừng xe sát một chiếc C130 đang nổ máy ngoài phi đạo, thấy người ta bu đầy nhóc, không đóng cửa được tôi và Tiếu nhìn nhau lắc đầu.. bỏ cuộc ! chúng tôi trở về lại phòng trực alert-pad định nghỉ ngơi một lát, thì gặp th/tá Cổn. ông đưa vô phòng briefing, nói sơ qua trong trường hợp khẩn cấp.. cứ việc heading 173 mà bay, khỏi cần hợp đoàn, chờ đợi v.v.
Đêm thứ hai vẫn yên tĩnh, cho tới hơn nửa khuya, bọn VC bắt đầu pháo kích, càng lúc càng dữ dội, chủ tâm phá bỏ phi đạo, cắt đứt đường hàng không. Lúc đó, tôi và bà xã đang ở khu cư xá Trần v Tho, ̣ Giữa lúc mưa pháo và trong tranh tối, tranh sáng. từ trong nhà nhìn ra đường, tôi thấy sáu bóng người đi thất thểu, máu me tùm lum, hình như tới bước đường cùng, họ không còn biết sợ hãi gì nữa! dẫn đầu là một anh mặc đồ bay, mang lon đ/u. tôi bước ra cửa đưa tay ngoắc vô. Tôi đọc được tên trên ngực áo anh tên Tuấn, lái skyraider, một mình về đây, tìm cách đưa gia đình đi, nhưng không quen ai cả. Tôi đưa hết mọi người vô nhà, lấy xe jeep chở mình anh đi về hướng phi cảng dân sự, công nhận anh nầy giỏi thật! thấy một chiếc xe hơi của ai đậu bên lề đường, không biết bằng cách nào, chưa tới năm phút là anh nổ máy được rồi lái chạy theo tôi về lại nhà. Có được phương tiện, anh như con chim sỗ lồng, ríu rít cám ơn.. khi anh đi mất, tôi mới phác giác còn để laị một cô em gái khoảng 19 tuổi khá xinh, không hiểu nguyên do tại sao?.và cô này cũng không bày tỏ môt ̣phản ứng gì hết, chỉ lẻo đẻo theo vợ chồng tôi. Riêng Tuấn và những người còn lại, nhất là ông bố đang bị thương nặng, không biết số phận của họ sau đó đi về đâu? Chỉ biết một tin chính xác là có một A1 bị rớt ngoài biển do anh em phi đạo kể lại (anh Tuấn nếu còn sống hoặc qúy vị nào biết tung tích về vị đ/u mà tôi rất có cảm tình này ở một trong mấy phi đòan khu trục xin L/L, cám ơn) (2)
Đến khoảng 2 giờ sáng, thì tiếng đạn pháo thưa dần, tôi thấy anh em F-5 lần lược cất cánh từng chiếc một.. tiếng gầm rú của động cơ phản lực vang dội cả một vùng, át cả tiếng đạn pháo kích. Tiếu đã may mắn bay chiếc F-5D cất cánh từ hồi chiều, chở theo một Đ/u kỹ thuật, hình như Trần lưu Uý cũng bay cùng lúc. cũng trong đêm đó, một A37 crashed trên phi đạo, Đ/u Đỗ Thạnh tử thương tại chổ . Ngay sau khi chiếc F-5 cuối cùng rời phi đạo, tôi lái xe tới khu trực alert pad , chạy thẳng vô ụ đậu, tôi còn nhớ số phi cơ 273. Tr/u Thành trưởng toán phi đạo, từ trong chổ tối sau bức màn chống pháo kích, lớn tiếng giọng bắc kỳ năm-tư “Ai?” Nhận ra tôi anh dịu giọng “tất cả bay hết rồi.. chỉ còn mình Hồng-Tiễn.. mau lên! Tôi đi kêu tụi nó nổ máy,VC sắp pháo nữa đó”. Tôi nhìn con tàu, rồi quay lưng nhìn bà xã với cái bụng bầu ngồi yên lặng như pho tượng trên chiếc xe jeep giữa đêm khuya thanh vắng.. Thường ngày vợ tôi rất ủy mị, tôi nhớ lúc tiễn tôi vô biên hòa học F-5E đã oà khóc như một đứa trẻ, đến nổi tôi phải xin tr/tá Anh trở ra. Nhưng vào lúc này đây, biết tôi đi sẽ không bao giờ trở về.. nàng lại hối thúc “đi!…đi anh !..anh ơi !”. và tôi cứ tưởng bà xã tôi yếu đuối lắm, nhưng không… nàng đã chuẩn bị sẳn cho đứa con trong bụng một cái tên dù trai hay gái khi sanh ra “Lê anh Phiếu” nếu lúc đó tôi cất cánh…(bà xả tôi đã tâm sự khi bồng con lên trại tù ở trên núi thăm tôi lần đầu).
Và tôi đã lắc đầu.. Thấy vậy, Thành xẳng giọng và dùng từ cấp bậc đối với tôi “ thôi được , vậy thì Trung úy về nhà đi..” (đêm hôm sau, Thành đã chiến đấu rất anh dũng với VC và hy sinh tại chổ này, tôi sẽ kể sau (1) Tôi thẩn thờ như người mất hồn … thấy phòng trực alert pad, đèn vẫn còn sáng. Tôi dừng xe bước vào.. máy lạnh vẫn chạy đều, mấy ly cà phê đang uống dở, nước đá còn chưa tan.. khoảng nửa giờ trước đây, anh em còn đang sinh hoạt, bây giờ đã ở một thế giới khác.. thế giới của tự do, còn tôi thì sắp đối mặt với kẻ thù khát máu… Đang miên man, bổng nghe có tiếng động nhỏ, một bóng người ngồi yên lặng trong góc tối, đầu cúi gầm, mặt quay vô tường, tôi bước lại gần nhìn kỷ mới nhận ra đại tá Đệ, không biết đại tá lúc đó đang nghỉ gì mà hai bờ vai rung lên từng hồi.. tôi chưa kịp hỏi và ông không quay lại mà vẫn biết là tôi “người nhà đâu rồi, sao không đi.. !?” tôi không trả lời, chỉ đứng yên đưa tay chào mà nước mắt muốn rơi!.... Một hình ảnh đại tá Đệ vui tươi bên cạnh Tr/tá Lan vừa đi vừa briefing, như đôi chim gìa dặn hướng về chiếc F-5D cách đây chỉ mới hai tuần… đâu mất rồi!. Hôm đó, tôi hân hạnh được bay wingman với hai xếp lớn và không ngờ rằng, đó cũng là phi vụ cuối cùng trong cuộc đời bay bỗng của mình. Và lần gặp hôm nay, trong tình huống bi thương này cũng là lần cuối với vị đại tá mà tôi hằng kính mến…
(trích đoạn hồi ký “ Những khúc quanh đen tối “)
Lê Phiếu FB

Đà Nẵng những ngày cuối tháng Ba 1975 - Bác sĩ Phùng Văn Hạnh -

Sau khi thỏa hiệp Paris ký kết, Mỹ xuống thang chiến tranh. Dân sự bị thương cũng giảm. Các bác sĩ AMA giảm dần. Ban mê Thuột rồi Pleiku mất. Cao nguyên di tản. Quảng trị, Thừa thiên mất. Những ngày cuối tháng ba, 1975, Đà- nẵng đầy người chạy giặc. Cộng sản có biết tại sao mà lắm người sợ họ thế? Ông bác tôi đã từng nếm mùi trại giam cộng sản, đã đứng tim chết khi nghe cộng sản trở lại. Cha tôi cũng thế. Lính khắp nơi ùn về đầy đường. Tôi gặp một tiểu đội Địa phương quân. Họ vẫn còn kỷ luật lắm. Anh tiểu đội trưởng đi đầu, súng mang trên vai. Các đội viên đi hàng một, mũi súng chúc xuống đất. Chắc họ từ một đồn nhỏ ở ngoại ô vào thành phố. Mắt họ buồn và sợ sệt. Họ đi mất hút ở cuối đường. Có súng nổ lẻ tẻ. Xe tăng, súng ca-nông bỏ lại trên đường phố. Dân sự di tản từ Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, ngủ trên lề đường.

<!>

 Một thiếu phụ gia tài chỉ là đôi thúng gánh trên vai. Trong mỗi thúng là một em bé 2 đến 4 tuổi. Rất nhiều gia đình đã đi bộ vượt đèo Hải vân 20 km đường dốc núi. Bên Sơn Chà xe nhà binh nghẹt đường. Ngoài bờ biển, bến cảng mọi người ùn ra tìm ghe để có thể ra tàu lớn đậu ngoài khơi. Gia đình tôi lên phi trường. Lúc gần đến, gặp cả đoàn xe cộ của một ông tướng sư đoàn cũng chạy giặc, phải tránh ra bên đường, nhường cho họ qua. Ngay cổng phi trường, xe dân sự xếp hàng dài hai bên đường. Chỉ đi bộ vào cổng. Một ký giả ngoại quốc chận tôi lại phỏng vấn. Tôi đã nói gì, bây giờ chẳng nhớ. Song một người bạn ở Thụy sĩ lúc đó có thấy tôi xuất hiện trên truyền hình. Máy bay hàng không dân sự đã ngừng bay. Một nhóm người thiện chí đứng ra liên lạc với Saigon. Họ tổ chức ra máy bay trong trật tự. Có hai chuyến cất cánh suôn sẻ. Song Việt cộng bắt đầu pháo kích vào phi trường. Mọi người tìm chỗ núp, rồi ùn ùn rời phi trường vì Saigon cho biết là máy bay không ra nữa. 

Chúng tôi đi bộ về nhà. Nửa đường gặp xe của một nha sĩ bạn. Anh ta chở gia đình tôi về đến nhà. Súng lính vất lại, nghẹt cả đường cống sâu trước nhà. Vào nhà, vợ tôi chia cho mỗi đứa con một xách áo quần và một ít tiền. Tất cả quỳ xuống trước bàn thờ Chúa. Nhà tôi dặn: “đang loạn lạc như thế nầy, chúng ta có thể bị ly tán. Nếu may ra các con đi chung với nhau, nhớ đứa lớn che chở đứa bé. Anh em nhớ yêu thương nhau”. Thấy cảnh đau lòng, tôi rời nhà lên bệnh viện, định phi tang những bài viết chống cộng mà tôi bỏ lại ở văn phòng, trong ấy có một bài đả kích Hồ chí Minh. Vào hành lang, thấy người ta nằm la liệt. Kẻ thủng bụng, ruột lòng thòng. Người bể đầu, gãy tay chân, băng quấn sơ sài, đẫm máu. Một bạn giáo sư trung học, ôm chầm lấy năn nỉ:

 

“vợ tôi bị bắn thủng ruột đã 6 giờ rồi, chưa được ai chăm sóc”. Lúc ấy nhà thương không còn một bác sĩ nào cả. Tôi ghé văn phòng làm việc trống trơn, huỷ diệt bức thư điều trần, đưa kế sách cứu miền Nam, và những bài báo chống Cộng do tôi viết. Tôi xé nhỏ, bỏ vào nhà cầu và dội nước. Xong tôi vào khu giải phẫu. May sao nhân viên còn tại chỗ một nửa. Tôi cho mang vợ người bạn vào mổ. Sau đó các ca khác lại tuần tự mang vào. Chiều hôm đó BS Phạm văn Lương vào phòng mổ thăm tôi. Tôi hỏi sao không lo trên BV Duy Tân mà xuống đây. Ông y tá trưởng nói nhỏ vào tai tôi là BS Lương nay làm thị trưởng, đi thị sát BV toàn khoa đó. Sau nầy tôi mới biết là BS Lương được tỉnh hội Phật Giáo đưa lên làm thị trưởng Đà-Nẵng trong những ngày cuối tháng ba, 1975(đài BBC có loan tin).

 

Một mình mổ đến chiều hôm sau thì ông y tá trưởng gỏ cửa phòng mổ và nói: “có ông sĩ quan cách mạng nói bác sĩ hãy ngừng mổ cho dân sự, và mổ cho các chiến sĩ cách mạng bị thương”. Hỡi ôi, thế là cộng sản đã vào thành phố! Tôi nói với ông y tá trưởng là cứ ca nào nặng thì đem vào trước, không phân biệt dân sự, cách mạng. Đó là va chạm đầu tiên mà sau nầy tôi bị kiểm điểm là có lập trường nhân đạo chung chung, không có quan điểm cách mạng. Chừng 10 ngày sau, thì các bác sĩ cách mạng ở trên núi xuống tiếp thu bệnh viện. Lúc đó các ca cấp cứu đã giải quyết xong. Cả khu giải phẩu nhận giấy khen của Ủy ban quân quản Đà-nẵng là đã có công trong sự ổn định y tế thành phố.

 

Các bác sĩ bị kẹt lại dần dà đến nhận việc và được gọi là lưu dung. Xưa kia đi làm hơi tùy tiện vì đôi khi phòng mạch tư nhiều khách. Nay ai đến cũng đúng giờ. Bắt đầu là giao ban, toàn thể bác sĩ họp lại với bác sĩ giám đốc để trình bày phiên trực ngày hôm trước, nghe chỉ thị mới và phê bình những thiếu sót nếu có. Cách làm việc nặng phần trình diễn, phí phạm thì giờ. Sau giao ban, đi khám bệnh phòng rồi đi mổ những ca lên chương trình từ cuối tuần trước. Có điều đặc biệt là bác sĩ cách mạng chuồn đâu mất lúc 10 giờ sáng. Tìm không ra. Sau nầy hỏi ra mới biết đó là thói quen đã có tự ngoài Bắc. Vì sáng không ăn, hoặc ăn ít nên 10 giờ đói, phải tìm chỗ kín nằm nghĩ. Có một bác sĩ thuốc mê đã được đào luyện ở Tiệp khắc, được nhân viên phòng mổ cho ăn xoài. Anh ta trầm trồ khen ngon hết lời vì chưa bao giờ nếm thứ trái cây ngon như thế. Một anh khác kể là ngày Tết được chia bồi dưỡng một gói tiêu nhỏ. Về nhà rủi làm đổ. Phải thắp đèn lên kiếm từng hạt. Họ nói ở ngoài Bắc nghe tuyên truyền là trong Nam cực khổ lắm. Bây giờ mới tỉnh ngộ. Vào Saigon chơi về, họ khoe là như ra ngoại quốc. Nói là phồn vinh giả tạo, song toàn là đồ thiệt đẹp và tốt.

 

Những ngày đầu tháng tư, 1975, các bác sĩ VC trên núi về, tiếp thu TTYTTK Đà-Nẵng và Bệnh viện Đức. Họ chỉ lo về hành chánh, chứ chuyên môn thì đợi các bác sĩ Hà-Nội vào. Về giải phẫu thì họ chỉ đứng xem Vài người tỏ ra hiếu học, vào phụ mổ với các bác sĩ lưu dung. Tôi nhớ có Bác sĩ cấp bậc Đại úy, vào phụ tôi để tái tạo một ống chân vỡ nát vì mìn. (Hắn ta là bác sĩ riêng cho thầy cũ Tám Trinh, nay đổi tên Nguyễn xuân Hữu, Phó bí thư đảng bộ Liên khu V. Phải mất ba giờ và nhiều cố gắng mới giữ được cái chân. Cuối ca mổ, đáng lý nói: ca nầy khó ác liệt, tôi tự nhiên buông câu nói theo thói quen: ca nầy khó ác ôn côn đồ Việt Cộng. Anh ta nhìn tôi không nói gì. Các y tá quanh tôi đều sửng sốt. Không biết anh ta có báo cáo gì không. Song sau nầy không thấy ai nhắc đến chuyện đó.

 

Trong suốt hơn một năm làm việc với CS, tháng ngày cũng qua nhanh, vì rất bận rộn. Những ngày đầu, mổ liên miên để giải quyết xong nhiều ca cấp cứu, Những tháng kế tiếp là mổ cho dân quê trở về làng khai khẩn nhưng đồng ruộng bỏ hoang trong chiến tranh, vướng phải mìn hay đạn ca- nông chôn dưới đất. Giải phẫu tái tạo tiếp theo cho những tật nguyền do vết thương chiến tranh gây ra. Ngoài ra nào giao ban, nào học chính trị mỗ tuần vài lần. Làm việc trong không khí u uất, vì nghe lắm lời phi lý, ngu xuẩn của bọn cán bộ, lắm chế độ hà khắc, kiểm soát tư tưởng, việc làm, những tranh cãi lý thuyết v.v..

 

Bất hạnh thường không đến một mình. Đã buồn bực vì phải kẹt ở lại với CS, lại càng buồn thêm vì sự ra đi của người cha thân yêu. Ngày tôi chở vợ con lên phi trương để di tản, tôi đã năn nỉ cha mẹ tôi cùng đi, nhưng cha tôi một mực từ chối vì ông đã bị bại hai chân từ ba năm nay, hậu chứng xuất huyết não, và phải di chuyển trên xe lăn. Ông không muốn là gánh nặng cho tôi. Mẹ tôi thì chỉ chịu đi khi cha tôi cùng đi, vì bà phải săn sóc cha tôi tật nguyền. Khi chúng tôi không di tản được, từ phi trường trở về, hai ông bà đã khóc sướt, và lo cho tương lai chúng tôi. Hai ngày sau cha tôi chết êm thấm. Ông đã bị đứng tim trong giấc ngủ. Buổi sáng mẹ tôi mang sửa lại cho ông uống, thì thấy ông nằm bất động, tay chân lạnh ngắt. Cũng như bác tôi, cha tôi vì sợ quá, tim già đã ngừng đập khi nghĩ đến những hình phạt khủng khiếp trong tù CS. Mặc dù mới trải qua một cuộc đổi đời chưa hết bàng hoàng, tôi vẫn tổ chức ma tang thật chu đáo, với rất nhiều bà con thân thuộc theo linh cữu ra nghĩa địa. Tôi phải mướn nhiều xe ca, trong khó khăn hiện tại. Cha ơi, xin yên nghỉ bằng an trong nước Chúa.

 

Lúc say sưa làm việc những năm chiến tranh, theo lời khuyên của một bác sĩ Mỹ, tôi gom góp hồ sơ các ca chữa thương với đầy đủ phim, ảnh, ghi chú theo dõi. Ông cho tôi một máy ảnh, và tôi thuê một thợ chụp ảnh phụ tá cho tôi chụp hình bệnh nhân trước và sau khi mổ, diễn tiến bệnh khi nằm tại nhà thương và tái khám. Hồ sơ được lưu trữ trong một căn phòng lớn của bệnh viện. Tôi định khi nào rảnh rỗi sẽ viết bài, dựa trên nhận xét lâm sàng để rút ra những kết luận hữu ích. Hai tháng sau khi cộng sản vào, thấy rảnh, tôi xuống phòng lưu trữ hồ sơ thì thấy các hộc trống trơn. Hỏi ra mới biết là tổ nhà bếp trên núi xuống nấu cơm cho bệnh nhân, vì thiếu củi đun, nên lấy hồ sơ nhóm lửa. Bao nhiêu tâm huyết đổ sông. Xưa kia nhà thầu cung cấp cơm nước cho bệnh nhân. Họ đâu có nấu nướng trong bệnh viện.

 

Tôi có nhiều giấc mơ đơn giản. Song đều thất bại. Lúc còn hoạt động trong đoàn Sinh viên công giáo, có đọc thuyết “Kinh tế và nhân bản” ( économie et humanisme) của cha Lebret, có dự định cùng các bạn đồng chí hướng lập những đoàn thiện chí gồm nhiều chuyên viên về thôn quê chia sẻ đời sống của nông dân. Bác sĩ lo chữa bệnh, truyền bá vệ sinh. Kỷ sư nông nghiệp, cơ khí, chăn nuôi, tìm cách nâng cao sản xuất. Tổ chức hợp tác xã, tiếp xúc với công ty ngoại quốc, tìm thị trường, vốn đầu tư..mong cho dân giàu, nước mạnh. Song khi ra trường, thì chiến tranh tràn lan, thôn quê không còn an ninh. 


Cuối năm 1974, thấy tình hình miền Nam sắp có nguy cơ rơi vào tay Việt cộng, mà trí thức thì chơi mạt chược và trùm chăn quá nhiều, định đi khắp các tỉnh, diễn thuyết, kết hợp những người thiện chí, cố nỗ lực tối đa để trong sạch hoá bộ máy chính quyền, tất cả mọi người có thể cầm súng được phải chia phiên nhau ra trận. Không có nạn con ông cháu cha. Trí thức phải xuống xã ấp, phá vòng vây nông thôn bao vây thành thị. Chính phủ tuyên bố tình trạng quốc gia lâm nguy, đóng cửa Trung học và Đại học. Đưa người qua Mỹ diễn thuyết hầu giành hậu thuẫn dân Mỹ. Nếu cần cầu viện Tây âu. Sắp xếp các ý tưởng, trình bày trong một bức thư điều trần gửi quốc hội và tổng thống với đề tài “Tổ Quốc lâm nguy, đề nghị biện pháp giải cứu”. Giáng sinh 1974, tôi vào Sài-gòn, đưa thư điều trần cho bạn bè xem, song không ai hưởng ứng, vì họ đoan chắc với tôi là Mỹ sẽ không bỏ miền Nam. Sau đó tình hình Miền Nam suy sụp quá nhanh. Tuy thế lúc Việt cộng vào, đã có người muốn lập công, đưa cho chúng tài liệu, nên bị hạch hỏi. Phải làm kiểm điểm vài lần, nhận có nêu lên vấn đề, song chưa phổ biến sâu rộng. Cuối cùng muốn viết vài bài về chuyên môn mình cũng không được, vì tài liệu đã bị đốt cháy ra tro.

 

Khi sang Canada, đi Mỹ chơi gặp một đồng nghiệp cũ ở Bệnh viện Đà-nẵng, nay hành nghề ở Westminster, Cali. Anh ta nói với tôi: “người chống cộng có hệ thống như anh, thì lại kẹt ở lại. Còn lè phè như chúng tôi, thì lại thoát. Oái ăm thiệt!”

 

Kể ra cũng tại số mình long đong, chạy trời không khỏi nắng. Tôi đã bỏ lở nhiều dịp may: năm 1973, cộng đồng người Hoa ở Đà-Nẵng muốn có một nhà thương riêng cho họ, nên dạm hỏi tôi có muốn bán dưỡng đường của tôi với giá 20 triệu. Vì đang làm ăn phát đạt tôi từ chối. Nếu tôi chịu bán, tôi sẽ trích ra độ một triệu, mua thông hành cho cả gia đình, lấy cớ đi Mỹ học rồi ở lại luôn. Một bác sĩ bạn tôi đã ra đi như thế.

 

Cuối 1974, nhân có người cháu, Đại uý lái phi cơ trực thăng, đóng ở Cần thơ, chuyển về không đoàn I. Anh ta nhờ tôi xin về xưởng sửa chữa trực thăng, vì thấy đi bay, có nhiều hiểm nguy. Nhờ quen biết tôi đã thoả mãn cho anh ta. Nhận thấy miền Nam sắp mất, tôi bảo anh ta sửa chữa thật tốt một trực thăng, đổ đầy nhiên liệu, sẵn sàng chở gia đình anh ta với gia đình tôi đi Sài gòn hoặc Thái Lan, khi Đà- Nẵng có nguy cơ mất. Hôm 27-03-75, vì quen biết với gia đình Giám đốc Hàng không Việt Nam Đà-Nẵng, chúng tôi được họ mời chia xẻ một chuyến bay chót đặc biệt dành riêng cho gia đình họ. Trong khi chờ đợi máy bay từ Sài-gòn ra, tôi đến thăm người cháu gần đó, để xin ít nước uống cho các con tôi, vì đêm qua ra đi vội vã quên mang nước theo. Vào nhà tôi thấy gia đình nó chuẩn bị lên trực thăng mà tôi đã dặn để dành cho việc tẩu thoát, nếu Đà-Nẵng mất. Nó nói: “con có điện thoại lại nhà dượng, kêu dượng lên đi, nhưng không ai trả lời. Thế bây giờ dượng đi với chúng con?”. Tôi từ chối vì cho rằng đi máy bay tiện lợi hơn là trực thăng. Tôi trở lại với gia đình và ra ra sân bay, vì máy bay đã đáp xuống ở một chỗ hẹn trước. Nhưng chuyến bay ấy bị quân nhân phi trường tước đoạt. Cảnh súng bắn đì đoàng, người đạp lên người, chen lấn lên máy bay, làm cả hai gia đình chúng tôi đứng xa mà ngó. Cuối cùng máy bay cất cánh có cả người đeo tòn teng vào bánh xe, rụng rơi dần. Cùng lúc ấy, đạn pháo Việt cộng nổ gần phi đạo chúng tôi hoảng hốt dắt díu nhau chạy. Sau nầy gặp lại ở Mỹ, nó tiếc hùi hụi là hôm đó trực thăng nó trực chỉ Sài-gòn mà không có gia đình ông dượng ân nhân, có sáng kiến hay.

 

Cơ hội chót là ngày 29-03-75 vẫn còn một bác sĩ Mỹ, môn đồ Quaker, sang Đà-Nẵng làm từ lâu, với tư cách cá nhân, và anh ta không chịu di tản, chỉ ưng ở lại làm việc truyền đạo, chia ngọt bùi với bệnh nhân khu bài lao. Máy bay từ hạm đội Mỹ không ngại hiểm nguy đáp xuống trên nóc bệnh viện Việt Đức. Hai lính Mỹ vào mời bác sĩ ấy ra đi, nhưng anh ta một mực từ chối. Khi thấy tôi đi ngang qua, anh ta kéo tôi vào và năn nỉ tôi đi theo trực thăng ra tàu hạm đội Mỹ. Nhưng lúc ấy gia đình tôi không có mặt ở đó và tôi không muốn ra đi một mình, nên cũng từ chối. Nếu ngày ấy tôi ra đi. Sang Mỹ trở lại nghề và phát đạt, sẽ có phương tiện bảo lãnh cho gia đình qua sau, chậm lắm là vài năm sau và thoát đi tù cải tạo 12 năm. Nhưng đó chỉ là nếu, thực tế thì bi thảm vô kể.

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

Wednesday, March 17, 2021

Tỉnh lộ 7, Hành lang Máu, tháng Ba năm 1975

Ngày 16/3/1975, Quân đoàn II và dân chúng bắt đầu di tản khỏi Pleiku theo Tỉnh lộ 7 về Tuy Hòa.
100 ngàn đồng bào di tản, chỉ có được khoảng 50-60 ngàn người về đến được Tuy Hoà. 20 ngàn quân quân tiếp vận và yểm trợ thì chỉ còn 5 ngàn người còn sống. Sáu tiểu đoàn Biệt động quân, 7 ngàn người, thì chỉ còn khoảng 900 người đến trình diện Bộ Tư lệnh.
Tỉnh lộ 7, một bên là đồi núi, một bên là sông Ba. Cộng quân từ các đồi núi pháo kích, nã súng đạn điên loạn vào đoàn người di tản dẫu biết rằng đa số trong đoàn người là thường dân.
Quảng Trị có Đại lộ Kinh hoàng vào năm 1972, thì Phú Yên cũng đã có Hành lang Máu vào năm 1975, nhưng kinh hoàng bội phần.
Tháng 4-1975, từ Tuy Hoà đi lên Tỉnh lộ 7 đến đoạn Củng Sơn, thì trời ơi những gì mình thấy trong trận Mậu Thân 1968 chẳng là gì trên Tỉnh lộ 7 cả.
Bao nhiêu là xác xe nằm cháy bên đường, bao nhiêu là thi thể đã phân hủy giữa cái nắng hừng hực tháng 4 đen !
Tháng Tư đau buồn,
Mãi mãi không quên.
—nguồn Dominic Pham




Monday, March 15, 2021

Video Ban Mê Thuột ngày trước


  Video
















 Qua bài viết “Vẻ đẹp Buôn Ma Thuột xưa từ trên cao”, các bạn cũng đã biết là thành phố mình được Pháp quy hoạch rất ngăn nắp, đẹp đẽ từ xưa rồi ha. Với bài viết này, mình sẽ giới thiệu thêm những góc đường, góc phố đẹp mê ly của Buôn Ma Thuột xưa – thời trước năm 1975.
Duong_N3HB2

Bạn đang ở trên con đường hướng từ KM5 ra sân bay Phụng Dực – bây giờ là đường Nguyễn Lương Bằng, hướng ra Cảng hàng không Buôn Ma Thuột ấy.
Duong_Km5rasanbay

Đây là đoạn đường Quốc Lộ 14. Mỗi khi người địa phương biết sắp có oanh tạc ở khu vực thị xã, họ lại mang hết những thứ đồ đạc họ có để đi tạm lánh. Thông thường, các trận oanh tạc thường diễn ra vào buổi đêm.

DuongBMT1

Đại lộ Thống Nhất (nối dài là đường Độc Lập),

Duong_LeDuan

Mảng tường rào bên phải là tường của SVĐ đó. Đây là đoạn đường ngắn bên hông Sân Vận Động này hồi đó tên là Nguyễn Du – bây giờ là đường Phan Đình Giót.

Duong_NguyenDu-PhanDinhGiot

Đây là đoạn đường Phan Chu Trinh, hướng đi C’mgar. Người địa phương đã phơi lúa dọc các con đường ah.

DuongPhanChuTrinh1

Góc đoạn đường Quang Trung năm 1964 nhìn từ quán Cà phê Piano (hình như đã đóng cửa rồi T.T) – đoạn giữa Lê văn Duyệt và Tôn thất Thuyết (nay là Xô Viết Nghệ Tĩnh và Lê Hồng Phong)

DuongQuangTrung

và khi một bóng hồng lướt qua…nhẹ nhàng làm sao 😉

DuongYJut1

Người mẹ cõng con dọc trên đại lộ Tự Do – nay là Nguyễn Tất Thành.

DuongNTT

và cô gái trẻ trong bộ áo dài trắng thướt tha xải những bước chân dài trên đại lộ Tự Do ấy.

Duong_NTT1

Góc phố sầm uất thời ấy trên con đường Quang Trung. Bây giờ, tiệm Quảng Hưng là tiệm Kính và tiệm vải Cây Mít là Xổ số kiến thiết Buôn Ma Thuột…

GocPho

Rạp Lodo – nằm ở góc Y Jut và Quang Trung, sau đó được chuyển công năng sử dụng với mục đích khác (có người nói là nhà giữ xe T.T) và hiện giờ đã được dở bỏ hoàn toàn. Trên poster đang quảng bá cho film Tây Du Ký và Tây Thi Sử Nước Việt.

RapLoDo

Tấm bảng chỉ dẫn một hướng về Ban Mê Thuột/Sài Gòn, một hướng về Pleiku/Kontum. Theo bảng này, mình đoán là được chụp ngay tại KM3, hướng từ Nguyễn Văn Cừ lên phố.

Nga3

ở một hướng khác, là tấm bảng Tiễn chào Quý khách.

Duong_N3HB

và mình cũng tiễn chào các bạn đã đọc đến đây ^^! Đừng quên SHARE cho “cộng đồng mạng” biết được là Buôn Ma Thuột mình đẹp từ xưa đến giờ rồi, chỉ có cái là đẹp hơn thôi….ha. kaka. Hẹn gặp lại ở bài tới 😛

Nguồn bmt47.com





 

Friday, March 12, 2021

Nhưng không được quên ngày-tháng này 46 năm trước

Ngày 26.03.1975, có ,một người phụ nữ ôm hành trang đợi người chiến binh anh hùng của mình bên bãi biển Thuận An. Anh đã trả nợ núi sông hay còn sống trên cõi đời này ?
Ngày mà Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn bị bỏ rơi khi Bộ Tư lệnh tiền phương ra lệnh cho cả Lữ đoàn rút về biển Thuận An chờ tàu Hải quân đến đưa đi. Nhưng hỡi ơi ! Trước mặt thù trùng điệp điệp, sau lưng là biển cả mênh mông, còn tàu thì bặt tin tăm cá. Lữ đoàn chiến đấu đến viên đạn cuối cùng phải quăng súng. Lớp bị bắt, lớp đã tự sát tập thể bằng lựu đạn - giữ tròn khí tiết. Máu nhuộm đỏ biển Thuận An ngày tháng năm ấy. Đau đớn cả góc trời. đau đớn cho Lữ đoàn khi đàn anh cuốn gói ra đi để bao cái chết oan khiên 46 năm còn vất vưởng tự hỏi : Tháng ba biển Thuận An lại khóc ? TẠI SAO ? TẠI SAO ?
THÁNG BA BIỂN KHÓC
-Linh Phương-
 
Không phải nhớ để thù
Nhưng không được quên ngày-tháng này 46 năm trước
Biển khóc và em đã chảy nước mắt
Tuổi mười tám - hai mươi đợi chờ anh đi trả nợ núi sông
Máu thơm nồng - máu đỏ thành hoa đại dương
Thuận An trùng trùng đoàn quân mũ xanh ẩn hiện
Cọp biển
Vị quốc vong thân
Tóc xanh xưa giờ điểm sương
Em vẫn chờ- vẫn đợi
“ Biển khóc -Thuận An khóc anh ơi !
Em già mất rồi vẫn còn chảy nước mắt “
46 năm khoảnh khắc
Như mới đây thôi - mới đây thôi - em hóa đá đợi chờ
Em đợi chờ
Đợi chờ…

13 tháng 3 năm 2021 ngày giổ lần thứ 46 của 1 PHD Phi Đoàn 219

Hôm nay là ngày 13 tháng 3, 2021, ngày giỗ thứ 46 của 1 phi hành đoàn phi đoàn 219 gồm các cố Kingbee An Nghiêm Hạnh Hùng bị SA7 tan thây gần phi trường Phụng Dực trong lúc yểm trợ Trung đoàn 53 chỉ huy bởi cố Đại Tá Võ Văn Ân thuộc Sư Đoàn 23BB đang tử thủ ở BMT, các anh đã anh dũng chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng rồi thân xác vĩnh viễn nằm sâu vào lòng đất mẹ 0 1 nấm mồ, 0 một nén nhang, 0 kịp nói lời chia ly; Đây là phi hành đoàn trực thăng cuối cùng của KQVNCH hy sinh ở Cao Nguyên trung phần; và sau đó tất cả mọi yểm trợ BMT của KQ chấm dứt. CCKQ Pleiku là căn cứ KQ đầu tiên di tản vào ngày 17 tháng 3, 1975 đã tạo nên 1 cuộc lui quân đầy máu và nước mắt  của Pleiku, Kon-Tum, BMT.

2 tuần đầu tháng 3, 1975 là những ngày đen tối của Phi Đoàn 219. Vào sáng sớm thứ Hai, ngày 10 tháng 3, 1975, Bắc quân tràn ngập phi trường L19, BMT nơi tạm trú 1 biệt đội biệt phái của phi đoàn 219; kết quả ít nhất 3 Kingbee Be, Thao, và Quân chết mất thây.

Đúng là các anh đi 0 ai tìm xác rơi và là những vì sao lạc vào giờ thứ 25 của cuộc chiến.

Ghi vội vài dòng như 1 nén nhang lòng tưởng nhớ và nguyện cầu hương linh các anh đời đời tiêu diêu miền cực lạc; xin các anh linh thiêng phù trợ  những người bạn ly hương trên toàn thế giới có 1 đời  sống thật khỏe, trường thọ, tràn đầy hạnh phúc, và khi giả từ cõi đời tạm bợ này thật nhẹ nhàng nhanh chóng.

Vĩnh biệt các anh, Vê 

Cuộc chiến 40 năm đã qua rồi, đọc lại thấy bồi hồi xúc động. Xin cảm ơn anh Phạm Hòa đã lưu lại trên Blog Nha Kỹ Thuật.

Kb.Minh

Chuyến bay kinh hoàng ngày 13-3-1975 của Phi đoàn 219 Long Mã

*Tình hình chiến sự từ ngày 1-3-1975 đến ngày 12-3-1975 tại Tây nguyên Nam Việt Nam :
- Ngày 1-3-1975 sư đoàn 968 Bắc Việt tiến chiếm các đồn bót gần Thanh An , pháo kích phi trường Cù Hanh – Pleuku
- Ngày 4-3-1975 trung đoàn 95 B việt cộng và sư đoàn 3 Sao vàng tấn công ngăn chặn QL- 19 tại An Khuê như muốn tấn công Pleuku , cắt đường giao thông Pleuku và Nha Trang .
- Ngày 5-3-1975 trung đoàn 25 việt cộng cắt QL-21 giữa Phước An và Khánh Dương ,cắt đường Nha Trang - Ban mê Thuột . Tướng Phú cho tăng cường trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 tiểu đoàn biệt động quân và thiết giáp giải tỏa QL-19 nhưng không thành công .
- Ngày 7-3-1975 sư đoàn 320 việt cộng chiếm quận lỵ Thuần Mẫn trên QL-14 nằm giữa Pleuku đi Ban mê Thuột
- Tối ngày 7-3-1975 sau khi kết thúc chuyến bay trong ngày .Tôi tranh thủ rủ gunner Nguyễn văn Khỏe đi bộ ra Tx .Ban mê Thuột vào rạp cinema LODO bên hông chợ BMT xem bộ phim đang trình chiếu “ Long tranh hổ đấu “ do diễn viên Lý tiểu Long đóng .
Nhìn đường phố bấy giờ có vẽ yên lặng một cách khác thường , mọi sinh hoạt người dân diễn ra bình thường .Tan xuất về phi trường L-19 Ban Mê Thuột lúc 10:30 H nghĩ và sáng hôm sau Biệt đội chúng tôi bay về Nha Trang để nhận nhiệm vụ mới .

-Vào 1:20 H sáng ngày 10-3 -1975 , Biệt đội Long Mã 219 mới do biệt đội trưởng thiếu tá Huỳnh xuân Thu , PHD 219 , một số anh em kỷ thuật đang an giấc thì bị quân CSBV tràn vào tấn công . Trong đêm tối 2 bên bắn nhau dữ dội một số ngưới tìm nơi trú ẩn chống trả lại , một số người tìm cách thoát ra rào lưới B-40 đến phi cơ trực thăng đậu gần đó quay máy cất cánh bay đi và thoát được rất ít , số còn lại đợi đến sáng tìm cách băng qua phi đạo vượt rào ra QL21 xuôi theo dòng người chạy di tản về đến Phước An và nhờ điện đài bộ binh gọi về KĐ62CT-Nha Trang , và được giải cứu về Nha Trang ngày 11-3-1975

-Ngày 12-3-1975 thiếu tướng Phạm văn Phú , Tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức cuộc đỗ quân tăng viện để tái chiếm Ban Mê Thuột
- Từ ngày 10-3-1975 đến 15-3-1975 trung đoàn 53 bộ binh vẫn còn cầm cự chiến đấu tại mặt trận phi trường Phụng Dực Ban mê Thuột.

*Diễn biến chuyến bay kinh hoàng ngày 13-3-1975 của Phi đoàn 219 Long Mã :
-Sáng ngày 13-3-1975 , một họp đoàn Long Mã 219 do trung tá Luân đi trên chiếc C@C chỉ huy bay ra Cù Hanh –Phi trường Pleuku lấy thêm nhiên liệu , bay qua Hàm Rồng chở lương thực và đạn dược tiếp tế cho cánh quân trung đoàn 53 bộ binh đóng quân cố thủ cách phi trường Phụng Dực (sân bay L-19 ) không xa .

Phi trường Phụng Dực 1975.
Tôi đi trên chiếc slick 1, và đến cánh rừng cao su nơi đơn vị trung đoàn 53 bộ binh đóng , đạp hàng tiếp tế xuống nóc lô cốt của trung đoàn với sự yểm trợ của 2 chiếc gunship bay xung quanh và bay về Pleuku an toàn . Buổi chiều cùng ngày , họp đoàn Long Mã đỗ thêm 1 cánh quân đại đội trinh sát Sư đoàn 23 bộ binh gần phi trường Ban mê Thuột tăng cường quân cho trung đoàn 53 bộ binh . Vào khoảng 17:00 H kết thúc một ngày hành quân ( tiếp tế và đỗ quân ) .Họp đoàn Long Mã 219 trực chỉ hướng Đông bay về , do bấy giờ mây mù che khuất các nơi và chỉ có hướng đông là ít mây hơn cả để bay về Nha Trang . Sau khi bay được khoảng 15:00 phút , tôi nghe được trên sóng “SA-7 ,nó bắn SA-7 coi chừng ! “ mặt tôi xanh dờn , tôi lại nghe trên sóng UHF,VHF,FM giọng anh Nghiêm (mevo ) “ nó bay về tàu mình , hướng 5 giờ “ tiếng đ\úy Hùng “mầy bắn đi ! “. Nhưng hướng 5 giờ là góc chết làm sao mà bắn sau đó chỉ nghe tiếng nổ lớn phía sau , chúng tôi biết là tàu gunship 1 của PHD đại úy Hùng đã trúng đạn .
Rủi thay lúc đó , những đám mây đen lớn ào bay tới bao trùm cả họp đoàn ,và các tàu đều bật đèn lên để thấy tránh bay đụng nhau . Cơ phi , xạ thủ lúc đó phải căng mắt nhìn xung quanh , báo cho pilot đang bay bằng phi cụ .
Chợt tôi nghe tiếng động cơ khác bay gần tàu mình và tôi báo cho pilot biết “hướng 3 giờ có tàu “ . Lập tức tàu tôi rẻ sang trái và tàu kia rẻ sang phải mất hút trong đám mây mù . Họp đoàn bị lạc trong đám mây mù khoảng 15 -20 phút sau mới thấy biển Đông trước mặt .Khi đang bay đến địa phận tỉnh Diên Khánh tàu của tôi đi chỉ còn 250 pound xăng ,sợ không đủ nhiên liệu pilot cho bay là là sát bờ biển ở độ cao khoảng 10 mét ,để đề phòng hết nhiên liệu sẽ đáp auto khẩn cấp . Về đáp ở ụ tàu phi trường Nha Trang lúc 20:00 H tối và tôi nhìn vào bảng phi kế thấy đồng hồ xăng chỉ số 0 , thật hú hồn !
Cả họp đoàn về báo cáo bay ở Phòng hành quân Phi đoàn . Lúc đó mọi người lẳng lặng ghi vào sổ bay phi đoàn , xong tôi thấy anh trung úy Kiệt đến ngồi vào ghế bàn trực và đập tay xuống bàn khóc “ Hùng ơi ! tao không ngờ số mầy vắn như vậy .”.Cả phi đoàn cuối đầu mặc niệm chào vĩnh biệt PHD : Hùng - D.Hạnh – Nghiêm – Ân

- Xin mượn câu nói của KQ Vĩnh Hiếu - PD 215 Thần Tượng :
“ Một nén hương thắp lên để tưởng nhớ tới những hoa tiêu Long Mã thuộc phi đoàn 219 đã bỏ mình tại Ban mê Thuột và Những Anh Hùng Mũ Đỏ đã anh dũng hy sinh cho Tổ Quốc tại mặt trận Khánh Dương trong những ngày tháng cuối .”
-Và sau đây tôi xin mượn câu nói của người nhà trung úy Dương Đức Hạnh trong bài Ngày Tàn Cuộc Chiến I: Những Phi Vụ Cuối Cùng Của KQ Vĩnh Hiếu . PD 215 Thần Tượng

1.
Quang Bình, on May 30th, 2009 at 11:58 pm Said:
Chào Bác!
Cám ơn các thông tin cuả bác,.Tuy nhiên với mong muốn tìm kiếm người đã khuất vậy xin bác vui lòng cho cháu hỏi hiện nay có thể liên lạc ai trong số những người chứng kiến cảnh máy bay cuả trung uý Hạnh rơi không, nếu được may ra thể tìm được hướng rơi cuả máy bay hay khu vực rơi cuả nó.
Cám ơn bác nhiều, mong tin.
Reply
2.
Vĩnh Hiếu, on May 30th, 2009 at 9:28 pm Said:
Anh Bình,
Những gì anh Bình đã biết về Trung úy Dương Đức Hạnh hoàn toàn đúng. Tuy nhiên một chi tiết nhỏ là tên bạn bè đặt (nick name) là Hạnh H (hen=ho hen) chứ không phải Hạnh D.
Hôm tàu anh Hạnh bị bắn rơi, tàu tôi bị trục trặc kỹ thuật nên đến trễ không có mặt ngay tại chỗ. Tuy nhiên theo tôi biết thì vị trí khoảng phía Đông phi trường Phụng Dực cỡ vài cây số.
Vĩnh Hiếu
Reply
3.
Huỳnh Quang Bình, on May 30th, 2009 at 11:04 am Said:
Kính !
Trước tiên xin phép cho cháu gọi tác giả bằng bác vì cháu còn nhỏ. Hôm nay đọc xong bài của bác về trận chiến cuối của BMT cháu thấy rất giống những thông tin mà cháu đã có được. Và hơn hết cháu rất cảm ơn về các thông tin của bác vì hơn 34 năm nay gia đình cháu vẫn mãi đi tìm thông tin của một người cậu có lẽ đã tử trận ngày 12/3/1975 đó. Và cũng có thể là một người quen của bác, xin bác vui lòng cố nhớ lại cái tên Trung Úy Dương Đức Hạnh hay còn gọi là Hạnh D. Thông tin hiện có là Cố Đại Úy ( truy phong) Hạnh đã tử nạn khi bay tác chiến tái chiếm BMT ngày 12/3/75 (tức là 30/1 năm ất mão). Đêm ngày 9/3 – rạng ngày 10 /3 Trung Úy Hạnh đã thoát khỏi tay Việt Cộng khi sân bay BMT bị tấn công. Sau đó là kỳ nghỉ phép của trung úy, tuy nhiên vì một số đồng sự và chiến hữu còn mắc kẹt tại BMT nên Trung Úy Hạnh đã xung phong đi thay cho một trung úy khác vợ sinh.
Nay gia đình chúng tôi đang rất mong tin, hy vọng tìm được nơi chiếc máy bay lâm nạn nhằm thắp 1 nén nhang cho người quá cố. Kính mong bậc tiền bối giúp đỡ.
mail : hqb2u@yahoo.com
Đây là hồi ký viết lại “ Chuyến bay kinh hoàng ngày 13-3-1975 của Phi doàn 219 Long Mã “ trong những ngày cuối cuộc chiến mà tôi đã tham gia cho đến ngày giải phóng 30-4-1975 .Đã 35 năm trôi qua tôi chỉ nhớ được có vậy , ngay cả phi hành đoàn đi trên tàu cùng với tôi cũng không nhớ nỗi .có lẻ mình đã già rồi chăng ?! Mọi thiếu sót trong bài viết này mong các niên trưởng Phi đoàn 219 có đi trong ngày đó nhớ bổ sung dùm .

Xin cảm ơn .

Kingbee 219 Lâm Chung Minh

Hình ảnh đi tìm mộ Ba (Lê Thế Hùng) và các Chú Nguyễn Văn Ân, Trần Mạnh Nghiêm và Chú Dương Đức Hạnh thuộc Phi Đoàn 219 / KQVNCH

Tháng giêng Tết tân Mão (2011). Má con tính lên Buôn Mê Thuột (BMT) chỗ chị Hương (Cháu Chú Hạnh) nói năm ngoái đã tìm thấy 03 ngôi mộ và thẻ bài của Chú Nguyễn Văn Ân để thắp nén nhang, sẵn dịp xem thử vị trí đó có đúng không? Nên con có gọi điện hỏi thăm chị Hương (Cháu Chú Hạnh) đường đi lên Buôn Mê Thuột. Lúc đó chị đang ở Huế. Chị nói vài hôm nữa chị vào Nha Trang rồi đi với gia đình chị luôn vì đường đi rất khó tìm. Nhưng má con nói nhà con không thể ra Nha Trang đi được, gia đình con sẽ đi từ Thành Phố Hồ Chí Minh lên thẳng Buôn Mê Thuột luôn.
Đến ngày 18 tháng 2 năm 2011 (Ngày 16 tháng 1 Âm lịch) con có gọi điện cho chị Hương (Cháu Chú Hạnh) thì chị cho con số điện thoại của nhà ngoại cảm (Số: 0913 717 267) để gia đình con gọi tìm mộ Ba con có trùng khớp với Chú Hạnh không? Thật tình thì số điện thoại của nhà ngoại cảm này con đã có cách đây 02 năm rồi, nhưng con không gọi và có rất nhiều số điện thoại của những nhà ngoại cảm khác. Vì gia đình con thích gặp trực tiếp nhà ngoại cảm thì mình mới có lòng tin chứ lien lạc qua điện thoại thì không tin lắm. Nhưng gặp trực tiếp nhà ngoại cảm là một điều không dễ phải có mối quan hệ  xã hội rất lớn mới gặp được và họ tìm toàn là mộ liệt sĩ, còn Ba con thì đâu có thuộc diện ưu tiên đó.
Nhưng đến tối ngày 19 tháng 2 năm 2011 (Tức ngày 17 tháng 1 âm lịch). Má con lên bàn thờ Ba con thắp nhang và quyết định gọi số điện thoại  0913 717 267 của Nhà Ngoại Cảm Hồ Văn Dũ và một điều không thể ngờ là Nhà Ngoại Cảm hẹn gặp Má con vào ngày mai (20/02/2011) quá sức bất ngờ hiếm có ai gặp được Nhà Ngoại Cảm trực tiếp kể cả cháu Chú hạnh cũng chưa được gặp trực tiếp Nhà Ngoại Cảm lần nào, chỉ liên lạc qua điện thoại sau bao năm tìm kiếm.
Sáng hôm 20 tháng 2 năm 2011 (18 tháng 01 năm 2011 – Âm lịch) Dũng em trai con  chở má con đi gặp Nhà Ngoại Cảm Hồ Văn Dũ. Má và em con ngồi uống nước ở đường 3 tháng 2 chờ thầy đến. Trong lòng rất hồi hộp sợ thầy không đến. Đã 02 giờ đồng hồ trôi qua thật nặng nề. Cuối cùng Thầy Dũ đã đến. Lúc đầu thầy Dũ nói chuyện vài câu xã giao bình thường. Sau đó MÁ con nói với Nhà Ngoại Cảm rằng “ Ngày 13 tháng 3 năm 1975 ba con lái máy bay trực thăng lên Buôn Mê Thuột và bị bắn rớt không lấy được xác. Nay nguyện vọng gia đình mong muốn tìm thấy được hài cốt Ba con. Khi đó Nhà Ngoại Cảm cầm tấm hình Ba con thật lâu lúc đó sắc mặt của thầy Dũ chuyển sang màu xanh kỳ lạ ánh mắt nhìn xa xăm và Thầy nói “ Vợ con Ông đang ngồi trước mặt tôi. Vợ con Ông muốn lên Buôn Mê Thuột đưa ông về. Ông có đồng ‎y không? Sau đó Nhà Ngoại Cảm kêu Dũng (Em trai con) lấy giấy viết ra ghi ngày Ba con mất tích và Thầy bắt đầu chỉ đường đi. Thầy Dũ bắt đầu viết “ Từ Buôn Mê Thuột đi về hướng Đông Bắc 9200 meter. Có ngã ba rẽ trái 560 meter gặp một trường học đi thẳng vào 800 meter gặp 2 cái nhà hỏi nhà ông Phước (Tang vật chỗ mộ Ba con có một con vật chết, 01 bông trổ màu vàng, 01 cục đá, 01 góc cây khô cháy chỉ còn một ít xương trắng lẫn với vật cháy đen). Nhà Ngoại Cảm còn nhìn thấy lúc Ba con bị rớt máy bay chưa chết chỉ bị thương, sau đó mới bị chết . Nhà Ngoại Cảm nói với Má con “ Ba hôm nay Ba con đòi về nhà nên Cô chuẩn bị ngày 21 tháng 01 (Âm lịch) tức là ngày 23 tháng 2 năm 2011 – Dương Lịch có mặt tại Buôn Mê Thuột.  Thật kỳ lạ má con dự định lên Buôn Mê Thuột ngày 21 tháng 01 (Âm Lịch) đâu có nói cho Thầy biết sao lại quá trùng hợp. Sau đó kết thúc buổi nói chuyện. Thầy Ngoại Cảm báo khi lên Buôn Mê Thuột lien lạc số điện thoại 0913 717 267 thầy sẽ hướng dẫn. Má con có mời Thầy đi ăn cơm nhưng Thầy từ chối và nói : “Tôi tới đây để gặp Cô nói vài câu cho vui. Cô về nhớ đừng nói với ai là đã gặp tôi , chỉ nói lien lạc với tôi qua số điện thoại 0913 717 267. Rồi Thầy ra về.
Tối đó con có gọi điện cho chị Hương (Cháu Chú Hạnh) báo cho Chị biết là nhà con sẽ có mặt tại Buôn Mê Thuột ngày 23 tháng 2 năm 2011 (21 / 01/2011 – Âm lịch). Nếu Chị có đi thì hẹn gặp tại Buôn Mê Thuột .
Lúc Má con gặp Nhà Ngoại Cảm thì không nói trên chuyến bay đó có 04 người.
Trước khi chuẩn bị lên Buôn Mê Thuột tâm trạng gia đình nhà con nóng ruột, kỳ lạ lắm. Má con sai con mua đồ cúng, vải trắng giống như mình xác định là có hài cốt thật sự mình lên đó đưa về . cảm giác gia đình con lúc này không diễn tả được, giống như có ai bắt buộc mình phải đi lên BMT cho bằng được . Nhớ lại năm ngoái Chị Hương (Cháu Chú Hạnh) nói với gia đình con là đả tìm thấy 03 ngôi mộ và thẻ bài của Chú Nguyễn Văn Ân khi nghe xong gia đình con không có cảm giác gì hết , lòng tin cũng không . Nên gia đình con đã không lên BMT theo Chị Hương  (Cháu Chú Hạnh).
Tối ngày 22 tháng 02 năm 2011 (20/01/2011 – Âm lịch). Mẹ con , Con  và Dũng em trai con bắt đầu lên xe khởi hành lên BMT. Ba Mẹ con có mặt tại BMT lúc 06 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2011 (21/01/2011 –Âm lịch). Sau khi rửa mặt ăn sáng xong, con gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm và họ chỉ con đi theo sự hướng dẫn hôm trước Thầy đã đọc cho ghi, tới đó thì gọi điện cho Thầy. Tại Bến xe BMT con lấy la Bàn ra để xác định phương hướng, sau đó gia đình con mướn 01 chiếc xe Taxi và bắt đầu đi về hướng Đông Bắc, đi khoảng 9000 meter thì gặp Ngã 03 quẹo trái đi khoảng 500 meter thì gặp 01 trường học và bắt đầu đi thẳng con đường nhưng trong này co rất nhiều nhà và bắt đầu hỏi thăm nhà Ông Phước. Người ta chỉ trong này có 02 người tên Phước . Con gặp người đàn ông tên Phước đầu tiên và hỏi nơi đất nhà anh có mộ hoan hay không? à Câu trả lời là KHÔNG có. Gia đình con tiếp tục tìm đến nhà ông Phước thứ 2 và người ta cũng nhiệt tinh cho mình vào nhà xem. Ông Phước thứ 2 này đã ở nơi này từ năm 1954 đến nay và khẳng định nơi này không có xác máy bay rớt ở nơi đây không có mộ hoang nào vì đây là đất nhà. Lúc này gia đình con thất vọng và con gọi điện cho nhà ngoại cảm là nơi đây không có ai chết, không có máy bay rớt. Nhà Ngoại Cảm bảo con quay lại tìm người tên Phước lúc đầu tiên và hỏi lại . Lúc này gia đình con ra lại nhà ông Phước lần đầu tiên hỏi khu đất này có mộ hoang không? -à Câu trả lời vẫn là “ KHÔNG”. Trên tay con lúc đó đang cầm La Bàn, Má con thì cầm bức ảnh và Giấy Báo Tử của Ba con. Lúc này quá buồn Má Con nói với ông Phước rằng đi tìm Ba Con theo sự chỉ dẫn củ Nhà Ngoãi Cảm và đưa giấy Báo Tử của ba và tờ giấy ghi sự hướng dẫn của Nhà Ngoại Cảm cho ông Phước xem. Sau khi xem xong ông Phước biểu con đưa La Bàn cho Ông xem và Ông xác định là con đi nhầm hướng vì hướng Đông Bắc là hướng đi về xã Tân Hòa, còn hướng này là hướng Đông. Sau đó ông Phước đã chỉ dẫn cho tài xế taxi đường đi đến đó mới đúng là hướng Đông Bắc. Sauk hi cảm ơn Ông. Gia đình con đi ra lại ngoài đường, thì nghe chị Hương (Cháu Chú Hanh) gọi điện thoại nói chị đã tới BMT và con nói Chị chờ ở ngoài đường  chờ gia đình con quay xe ra đi về hướng Đông Bắc, lúc đó khoảng 9 giờ sáng. Khi ra tới đường thì gia đình con gặp Chị Hương (Cháu Chú Hanh) đi xe hơi đang đợi. Và gia đình con bắt đầu kêu tài xế taxi khởi đầu lại lấy mốc thời điểm từ Bến Xe BMT (Lúc đầu) nơi Con, Má con và em Trai con xuống xe rồi chạy theo hướng Đông Bắc theo sự chỉu dẫn của ông Phước và chạy xuống xã Tân Hòa đường đi về Nha Trang, xe chạy được khoảng 9000 meter thì con gặp một Ngã Ba, quẹo trái khoảng 500 meter thì gặp trường học. Lúc này niềm hy vọng lóe lên gia đình con rất mừng đúng như sự chỉ dẫn của Nhà Ngoại Cảm. Xe Taxi chở gia đình nhà con chạy trước, xe hơi Cháu Chú Hạnh chạy sau. Đi khoảng 900meter xe dừng lại mọi người xuống xe đi bộ hỏi nhà Ông Phước, nhưng ở đậy toàn là người dân tộc nên họ không biết Ông Phước và nơi này cũng không có Mộ Hoang. Quẹo qua hướng tay phải toàn là rẫy, trông cafê hỏi không ai biết. Lúc này quá thất vọng con gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm thì Thầy nói đi thẳng về cái chòi nơi mấy người dân tộc để nghĩ trưa quẹo qua hướng Đông vẫn không thấy. Quá thất vọng nhưng gia đình con và gia đình Chú Hạnh vẫn cố gắng đi tiếp để hỏi và chia nhau đi tìm. Má con đi với một người Cháu Chú Hạnh. Còn con thì đi với em trai con và Chị Hương (cháu Chú Hạnh) đi với tìm phía bên trái. Vì nơi đây toàn là rẫy trông cafê đất rất rộng nhà thì không thấy. Đi khoảng 1000 meter thì Con, Em con, Chị Hương (Cháu Chú Hạnh) gặp một cái nhà có cổng xây bằng xi măng sơn màu trắng phía bên trái và mừng quá vô đó gặp Chủ nhà hỏi, Nhưng Chủ nhà nói đất này không nghe nói tên Ông Phước và không có Mộ Hoang nào. Con liền gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm / Thầy Dũ. Thầy hỏi: “ Có phải trước mặt con có nền nhà cũ bị phá dỡ không? . Con hỏi Chủ nhà là Đúng. Con trả lời lại nhà Ngoại Cảm và Thầy biểu con bắt đầu tìm. Nhưng con nhìn xung quanh không thấy bông màu vàng và củng không thấy gốc cây khô cháy, cục đá. Quá buồn vì ở nơi này đất rẫy người ta trông cafê rất nhiều, cây café ra bong trắng. Đất ở đây toàn trông cafê rộng mênh mông xa lắm mới có một căn nhà. Linh cảm của một người con đi tìm cha con nghĩ nơi đây là không phải. Buồn quá một mình con đi ra khỏi nhà tới đường và con nhìn thấy có 01 con đường đất nhỏ lúc này con buồn quá vừa khóc vừa nói với Ba con rằng “ Giữa rừng núi bao la, khó khăn lắm Con với Má và Em Trai mới lên tới đây. Ba có linh thiêng thì chỉ đường cho con gặp đưa Ba về, nhìn xung quanh toàn cây cối không. Biết đâu mà tìm. Lúc đó tâm trạng con rất đau khổ, thất vọng vừa đi vừa khóc. Không hiểu tại sao con lại  đi một mình vô đường vắng và con gặp một con Bướm màu trắng, con cứ đi theo nó như 01 cái máy . Đi sâu vô trong con gặp ở trong này bên phải thấy có một ngôi nhà, phía bên trái thấy có một cái chòi để trống không có người ở. Nhìn thẳng là đồi núi, thung lũng. Cảm giác lúc này kỳ lạ lắm. Con đứng lại và tìm Chủ Nhà phía bên phải hỏi thăm và con gặp 01 người phụ nữ và hỏi Chị nơi này có Mộ Hoang nào không Chị? Chị trả lời: “ Ở đây không có Mộ Hoang,, nhưng tôi đi xem bói cả 10 người điều nói trước cổng nhà tôi nhìn sang có 01 người đàn Ông da đen chết trẻ, biểu tôi buổi tối đứng trước cổng thắp nhang van vái thì sẽ được phù hộ. Nhưng Chị nghĩ nhìn qua làm gì có mộ đó là đất của người dân tộc. Chị chỉ mới ở đây khoảng 08 năm còn trước kia thì không biết, nếu có người chết thì chắc là người dân tộc “. Lúc đó trực giác như có ai đó bắt con quay đầu qua và tim con đâp nhanh. Con đi qua đó thì thấy c01 cây dâu rừng trổ bong màu vàng . Chỗ cây dâu có một cục đá rất to. Nhìn về phía bên phải thì thất rừng, thung lũng. Linh cảm mach bảo con đã tìm đúng chổ rồi. Tan vật giống như Nhà Ngoại Cảm đã chỉ dẫn. Con liền gọi mọi người lại và nói con đã tìm gặp chỗ Ba con rồi. Vì nơi nnày có 02 cái nhà, 01 cây bong màu vàng và 01 cục đá, 01 gốc cây khô. Con liền gọi điện thoại số 0913 717 267 cho Nhà Ngoại Cảm và nói thì Thầy hòi con trước mặt có cái giếng phải không? Quá Đúng vì trước mặt con là cái giếng. Thầy báo con tìm miếng mũ nhựa xong Thầy cúp máy. Lúc này chị Hương (Cháu Chú Hạnh) chỉ thấy bao ni lông, nhưng con nghĩ không phải vì Thầy nói là Miếng Mũ Nhựa Màu Đen thật là to nằm ở điễm giữa của vách chòi, con liền gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm. Thầy nói “ Đúng Rồi”, từ miếng mũ hướng thẳng 1.5meter thì đặt đồ Cúng. Má con bắt đầu đặt bông, trái cây, giấy tiền ra cúng và vái. Sauk hi cúng xong khoảng 5 phút Má con gọi điện lại cho Nhà Ngoại Cảm thì thầy bảo: “ Đúng nơi rồi, đào đi khỏi thử trứng vịt nữa. Lúc này thực sự trong lòng Má con chưa tim lắm vì nơi này đất bằng phẳng rtồng cafê không thấy một cái mộ nào. Nên má con biểu con lấy một cây đũa và một trứng vịt còn sống cắm lên (Nếu trứng vịt còn sống mà đứng đước trên đầu đũa thì mới đúng nơi đó, theo kinh nghiệm của những người đi tìm hài cốt than nhân mình. Con và Má con lấy ra làm nhưng không được, cái trứng cứ rớt hoài. Nơi này rừng núi hiu quạnh giá lớnbình bông có nước cắm hoa vô mà gió còn bay, trái cây cũng bay làm sao mà để quả trứng cắm trên đầu đũa được. Lúc này em Trai con mới cầm quả trứng đứng vái nơi cúng và nói: “ Nếu Ba có ở đây, thì Ba phải chứng minh cho nhà mình thấy để Má xin Phép Chủ đất cho đào để đưa Ba về với tụi con” Nói xong em Trai con cắm cây đũa xuống đất và lạ lùng thay vừa đặt quả trứng lên giống như có một lực hút gì đó quả trứng vượt khỏi bàn tay đứng trên cây đũa. Lúc này mọi người rất ngạc nhiên thật kỳ lạ. Chị Hương (Cháu Chú Hạnh) cũng có mặt ở đó và cả những người dân tộc đứng xem khoảng 45 phút thì quả trứng rớt. Lúc đó má con đi xin phép Chủ đất và tìm người đào. Gia đình Cháu Chú hạnh nói với Má con “ Chi qua bên kia, nơi có 03 ngôi mộ mà năm ngoái Chị tìm được để thắp nhang cho chú Hạnh. Vì chị nghĩ chỉ có một mình Ba con nằm ở đây. Khi chị qua bên đó thắp nhang cho 03 ngôi mộ rồi về thẳng Nha Trang luôn. Gia đình con vẫn ở lại coi công việc đào tìm mộ. Đào mãi đến chiều vẫn không thấy gì, gia đình con hơi thất vọng và gọi điện lại cho nhà ngoại cảm, thầy vẫn xác định nơi này. Tối đó Má con đem trái cây ra khấn vái để tiếp tục công việc sang mai. Ngay lúc đó có mộ chú lớn tuổi người dân tộc tới xem và bảo “ năm 1975 cách nơi này chưa tới 3km có 01 chiếc máy bay trực thăng bị cháy đứt đuôi rớt xuống, từ chổ máy bay rớt ra con đường mòn lúc xưa bây giờ đã tráng nhựa khoảng 1,5km. Từ chổ máy bay rớt tới Phi trường Phùng Dực hơn 7km, gần chổ rớt là một con suối lớn, xung quanh là thung lũng. Gần làng của người dân tộc sinh sống. Từ chổ máy bay rớt tới chổ Bộ đội đóng quân chưa tới 1km. Nơi đào tìm mộ Ba con hiện giờ là nơi bộ đội đóng quân ngày xưa có xe tăng, hầm đào rất nhiều”. Hồi năm 1975 người dân tộc không dám ra nơi đây vì ở đây là nơi bộ đội đóng quân. Sau nắm 1975. Em của chú người dân tộc tới máy bay trực thăng bị rớt để tháo ốc vít để bán sắc vụn. Thôn Trưởng và mấy người dân tộc sống ở đây khẳng định ở làng này chỉ có 01 chiếc máy bay trực thăng rớt đứt đuôi ngoài ra không có chiếc nào khác. Lúc đó niềm hy vọng của Má con tăng lên vì những đặc điểm được kể lại rất giống năm 1975, Bác Thu và Bác Long đến nhà đưa giấy báo tử của Ba con và kể cho Má con nghe.
Sáng ngày 24/2/2011 (ngày 22/01 ÂL) công việc tìm kiếm tiếp tục theo sự chỉ dẫn của Nhà Ngoại cảm Hồ Văn Dũ liên lạc qua số điện thoại 0913717267. Điều kỳ lạ Thầy không có mặt tại nơi này mà thấy hết công việc làm ở đây. Mấy người dân tộc đứng xem, họ nói nếu không thấy thì họ không bao giờ tin được. Đến 3h chiều công việc đào vẫn chưa thấy gì. Má con gọi điện lại cho Nhà Ngoại Cảm, thầy nói: “cứ cố gắng từ từ đào vì Ba con chết cháy sẽ không còn nhiều, đào độ xâu khoảng 2,5m sẽ gặp lớp cháy đen và xương mục màu trắng là Ba con”. Đào mãi đến 5h chiều (chiều ngang khoảng 7m, chiều dài khoảng 6m, độ sâu 2.5m) vẫn chưa thấy gì. Thất vọng quá gia đình con chỉ biết gục xuống đáy hố ,đã đào mà khóc, Má con gọi điện lại cho Nhà Ngoại Cảm, thầy nói “cô ráng cho tôi ½ ngày nữa, thầy vẫn khẳng định Ba con nằm ở đây”. Đến 6h chiều rừng nuối trời mau tối, mấy người dân tộc đào đất về nghĩ. Má con tiếp tục đốt nhang, trái cây ra cúng. Trời tối đen như mực, tia sáng của 2 đèn cầy gió + ánh sáng của nén hương, gió thổi mạnh làm cho khung cảnh nơi đây buồn não long. Má, con và em trai con chỉ biết đứng đó khóc và vái rừng nuối linh thiên Ba nằm ở đâu cho gia đình tìm thấy để đưa về nhà. Tối đó 03 mẹ con lại về Buôn Ma Thuộc ngủ.
Sáng ngày 25/02/2011 (ngày 23/01 ÂL) công việc đào bớt tiếp tục. Lúc này Nhà Ngoại Cảm chỉ nơi đào từ hướng người đàn bà mặt áo len đeo giỏ xách đang ngồi bên tay phải đào thẳng ra. Người đó chính là Má con đã ngồi ở đó 02 ngày qua. Mọi người ở đó rất kinh ngạc, lúc này những người dân tộc đào lấp bớt mấy chổ đất đào rồi lại và tiếp tục đào theo hướng mới. Từ chổ Má con ngồi đào thẳng ra khoảng 2m, sâu xuống 2.5m nhưng vẫn chưa thấy gì. Lần này thật sự thất vọng, niềm tin sụp đổ. Đến 12h trưa, Má con gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm và thầy bảo: “cho những người đào đất lên nghĩ ăn cơm, Má con xuống thắp nhang khấn vái, khoảng 20 phút sau có con bướm đậu thì đào tiếp”. Lúc này đau khổ quá Má con điện thoại cho chi Hương (cháu chú Hạnh) chỉ đường qua bên kia nơi có 03 ngôi mộ để xác định lại và thắp nhang khấn vái. Má con suy nghĩ không ra, chẳng lẻ 01 chiếc máy bay đi 4 người mà một mình Ba con nằm ở đây, còn 03 chú lại nằm cách đây mười mấy cây số. Sau khi chị Hương (cháu chú Hạnh) cho số điện thoại của anh Khuyến “0979203527” là chủ khu đất nơi có 03 ngôi mộ để hướng dẫn đường. Khi con và Má con qua bên đó, còn bên này em trai con ở lại để trông chờ con bướm đậu. Lúc này những người đào đất đang ăn cơm và nghĩ trưa, một mình em trai con leo xuống lại nơi đào độ sâu khỏng 2.5m gục xuống đó vừa khóc vừa gọi Ba con. Khi xe Taxi chở con và Má con qua bên đó là hướng Phi Trường sân bay Phùng Dực ngày xưa, theo sự chỉ dẫn của anh Khuyến, xe chạy vô trong con đường hiện nay người ta đang làm nên che chắn rất nhiều lô cốt. Lúc đó cảm giác Má con thấy không phải nhưng vẫn quyết định đi đến nơi đó và gặp 01 người lớn tuổi hỏi đường thì ra ông ta là thôn trưởng ở nơi đây và sống từ năm 1954 đến giờ. Má con hỏi có máy bay nào rớt không, ông ta khẳng định là không có vì trước năm 1975 nơi này là đường tập lái máy bay thuộc  phi trường Phùng Dực. Sau ngày giải phóng người dân dời lên đây làm nhà sinh sống. Vậy đây không phải là nơi máy bay Ba con bị rơi. Địa điểm này trước năm 1975 Bộ đội không có đóng căn cứ tại khu đât sân bay. Má con tiếp tục đến nhà có 03 ngôi mộ xác định them. Anh Khuyến nói: “nơi đây chết rất nhiều, nhà nào cũng có nhiều hài cốt. Con có hỏi còn thẻ bài mang tên Nguyễn Văn An”, thì anh bảo không phải. Đó là thẻ bài của Nguyễn Thị An, khi nhà anh đào lên gặp hài cốt thì thấy có thẻ bài, sau đó nhờ cô giáo trong vùng đưa lên tivi nhắn tin. Khoảng 03 ngày sau, người ta từ Kiên Giang lên đem hài cốt về quê, cô này là Trung úy nữa quân nhân. Còn 03 ngôi một, thì 02 ngôi mộ có 02 xác được bọc trong ny long, còn 01 ngôi mộ chỉ thấy có cái đầu đội nón sắc và anh còn nói nơi đây là đường tập lái máy bay của Phi trường nên khi bộ đội đánh ụp vô chết rất nhiều. Lúc đó Má con thắp nhang tại 03 ngôi mộ và vái “tôi theo lời Nhà Ngoại Cảm lên đây tình anh Hùng. Tại sao chồnbg tôi nằm bên kia còn các chú nằm cách xa anh Hùng mười mấy cây số tận bên này, nếu 03 chú có linh thiêng thì cho tôi gặp anh Hùng. Nếu 03 chú ở gần anh Hùng, tôi sẽ đưa 03 chú về chùa thờ luôn. Khó khăn lắm mẹ con tôi mới lên được nơi này, đã 03 ngày đào rồi không thấy có gì. Nếu từ đây đến chiều mà không gặp được thì tôi lấp đất lại đi về”. Đúng lúc em trai con gọi điện thoại cho Má con báo tin là đã có con bướm đậu ở dưới đáy hố. Má con mừng quá, vội lên xe trở về chổ đào. Em con liền gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm, thầy bảo “đào thêm chút xíu nữa thì tới Ba con, đào từ từ đến một vật gì đen giống như miếng sắc bị rỉ thì ngừng lại vì tới đó đã hết xương cốt”. Khoảng 10’ sau thầy gọi điện thoại cho em trai con và bảo “ở dưới này không phải 01 người mà là 04 người. Nói với cô đi hôm kia là người than của cô nằm ở đây chứ không phải bên kia”. Lúc đó Má con rất ngạc nhiên vì lúc đi gặp nhà Ngoại Cảm, Má con không nói 04 người, Má con chỉ nói tìm một mình Ba con và cũng không nói quen biết với chị Hương (cháu chú Hạnh). Khi đó em trai con đào xuống thì gặp miếng xương trắng giống như màu tro bếp rất lớn bao xung quanh là đất đỏ. Chú người dân tộc lớn tuổi học ngành y xuống xem và nói đây là xương đùi, xương ngón tay. Khi em con hốt hết những miếng trắng lên nằm ở ngay phía ngoài và đào sâu chút nữa thì gặp một hòn đá màu đen và nó đã bị mục “dùng tay vẫn bẻ được”. Mấy chú ở đây nói có thể lúc rớt máy bay xuống 04 người bị bộ đội bắt đưa về đây lấy hết thẻ bài quần áo bỏ xuống hầm cho mìn nổ tung vì lúc đào xuống khoảng 1m thì thấy đất bị cháy, cục đá xanh cũng bị mục. Sauk hi hốt những mãng trắng phía bên ngoài xong, em con gọi điện cho Nhà Ngoại Cảm và thầy bảo “phần Ba con hốt xong rồi, lấp đất lại về đi. Nhưng gia đình con không nhẫn tâm để các chú ở lại và con có gọi điện báo cho chị Hương (cháu chú Hạnh) biết có xác chú Hạnh nằm ở đây, nếu chị không tin thì gặp nhà Ngoại Cảm hỏi, lúc đó khoảng 2h chiều. Sauk hi chị Hương gọi điện cho nhà Ngoại Cảm xong thì gọi lại cho Má con và nói nhà Ngoại Cảm bảo chú Hạnh nằm phía bên phải nên chị nói Má con chờ chị đừng về để sang mai chờ chị lên Buôn Ma Thuộc”. Về phần gia đình con thì vẫn tiếp tục đào bớt để đưa những mãng trắng lẫn với đất đỏ vào bao ny long. Đến 6h chiều tối thì nghĩ.
Đến ngày 26/02/2011 (tức ngày 24/01 ÂL) gia đình chị Hương (cháu chú Hạnh) từ Nha Trang lên Buôn Ma Thuộc có mặt tại nơi đó lúc 7h. Chị đem đồ xuống cúng va khấn vái phía bên phải (trong hình). Sauk hi chị cúng xong, công việc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Gia đình chị Hương (cháu chú Hạnh) đào phía bên phải, còn em trai con đào phía bên trái rất nhiều những mãng trắng và cả trên những vách đất. Má con nói bị nổ tung kiểu này đâu có phân biệt được nên Má con phải hốt hết để đem 04 người về Sài Gòn thờ cúng. Lúc này khoảng 12h trưa gia đình chị Hương (cháu chú Hanh) đã lấy hết lất những mảnh trắng phía bên phải và chị bỏ vào hủ cốt đóng nắp lại thắp nhang. Mọi người lên nghĩ ăn cơm trưa, còn gia đình chị Hương (cháu chú Hạnh) chạy xe hơi ra ngoài ăn cơm. Khoảng 1h30’ thì quay lại, lúc này con và em trai con được cô chủ đất người dân tộc dẫn đi xem con Suối và chỉ nơi máy bay rớt. Đến khoảng 2h thì chồng chị Hương (cháu chú Hạnh) nói bây giờ anh chị phải về Nha Trang để tối không kịp đưa hài cốt chú Hạnh vào chùa. Và chồng của chị hương (cháu chú Hạnh) nói lên đây tìm thấy hài cốt của các chú là vui mừng và sẽ phụ giúp Má con trả một ngày công đào mộ. Lúc đó Má con gọi một người thợ đào đất đại điện là người dân tộc lên gặp chồng chị Hương (cháu chú Hạnh) và họ tính 1 ngày công đào đất là 1triệu đồng. Chồng chị Hương đưa cho họ 1100.000 đồng (1 ngày công) và chị Hương đưa cho chủ đất nơi mình đào là 200.000 đồng. Rồi mọi người lên xe về Nha Trang. Còn gia đình vẫn ở lại để tìm cho hết những mãnh xương mục màu trắng đó ở phía bên trái còn rất nhiều vì theo Nhà Ngoại Cảm chỉ dẫn “Ba con nằm ngoài, chú Hạnh nằm bên phải, còn bên trái là chú Ân và chú Nghiêm”. Gia đình con cùng 6 người đào tìm kiếm đến 5h chiều thì không còn thầy nữa. Lúc này Má con gọi điện hỏi nhà Ngoại Cảm còn hướng nào nữa không? Thì thầy trả lời hết rùi. Nhưng em trai con vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm 30’ nữa thấy không còn gì. Lúc này mới lấp đất trả lại hiện trường củ cho người ta và trồng lại những gốc café bị hư do mình đào tìm. Sau khi lấp xong Má con cúng tạ ơn đất. Theo phong tục của người dân tộc, khi lấp mộ xong phải cúng tạ một con heo và 02 thùng bia để xả xui. Nhưng vì mấy hôm nay do Má con đối xử tốt với họ nên họ miễn cúng heo, chỉ cần 02 thùng bia thôi. Khoảng 6h chiều mọi việc đã hoàn tất. Má con tạ ơn cô chủ đất vì mình đã phá rất nhiều cây café của người ta. Sau khi thanh toán xong hết mọi chuyện, kết thúc 04 ngày tìm mộ Ba con và các chú tại Buôn Ma Thuộc. 22h tối gia đình con lên xe về đến Thành phố hồ chí minh, đến 6h sáng ngày hôm sau thì có mặt tại Sài Gòn. Đến Thành Phố Hồ Chì Minh, Má con đem hài cốt và các chú vảo chùa ĐỨC LÂM (đường Lạc Long Quân, Quận Tân Bình). Chia làm bốn hủ cốt có khắc tên đặt tại chùa. Vì Má con suy nghĩ, đi cùng một chiếc máy bay và chết cùng một ngày ở chung một hố nên Má con thờ cúng cả 04 người có như vậy mọi người mới vui long nơi chín suối. Với tình máu mũ ruột thịt trong gia đình tạo nên mối lien kết giữa người sống và người chết nên gia đình con tin đây là sự thật đúng hài cốt của Ba con và các chú.
Qua đây gia đình con xin tỏ long biết ơn nhà Ngoại Cảm Hồ Văn Dũ, số điện thoại 0913717267 đã nhiệt tình giúp đỡ gia đình con trong quá trình tìm kiếm hài cốt Ba con và các chú. Thầy đã không nhận bất cứ sự trả ơn nào. Xin ngàn lời cảm tạ.
(Ngày 13/03/1975 (năm Ất Mẹo) ngày Ba con cùng các chú ra đi biền biệt, mãi đến ngày 25/02/2011 (năm Tân Mẹo) ngày gia đình con tìm gặp lại Ba con và các chú, chỉ còn là nắm tro tàn. ) Chạnh lòng và đau xót quá.
Cuộc hành trình tìm kiếm đã kết thúc. Hiện giờ gia đình con rất vui vì tìm lại hài cốt của Ba con và các chú.
Gia đình con xin kính báo cho các Bác và các Chú.













































Hanh trinh tim ba D/u Le the Hung va cac Chu .
(PHI VU CUOI CUNG).
Foothill Ranch , CA  07/Mar/2011
      Chau Ngoc Vy thuong men ,
Duoc xem thu va nhung hinh anh day nuoc mat cua me chau va cac chau ve hanh trinh day gian kho di tim mo Ba Le The Hung , chu vo cung xuc dong va boi hoi khon ta , nhu chuyen dang xay ra cho chinh ban than minh .
 Chu di ra di vao, xem toi xem lui , doc di doc lai , dung len nam xuong nhu nguoi bi mong du .
 Khong lam sao ngu duoc, chu ngoi bat day viet may dong nay cho chau  ..Chu muon chia xe voi chau that lau roi ma chua lam duoc .
Truoc tien chu kinh gui loi tham me chau va bay to long cam phuc xau xa ve viec lam cao qui cua me va cac chau . That la mot viec lam tuyet  voi ! .
Cuoc chien cot nhuc tuong tan cua nhung nguoi CS buc tu nhung nguoi VN khong theo ho , khong khuat phuc ho, da de lai khong biet bao  nhieu vet thuong khong bao gio lanh trong tung nguoi chung ta !!.Dau tat mat toi vat lon voi cuoc song thi quen, nhung khoi lai thi chay mau , chay mu ra va dau don vo cung !. Da 36 nam roi ma van nhu moi hom nao!.
Chu la chu Duong ngoc Nhu cung  phi doan 219 voi Ba chau , ban cua ba chau tu nhung ngay con o quan truong  , 1966 .
Trong phi vu nay , chu bay ngay xat ben ba chau . Ba chau bay Gunship #1 dan dau , chu & chu Ly Hanh bay slick #1 , tau cho day dan va tiep lieu de vao tiep te  & tai thuong cho Tr/t Vo An trung doan 53 /sd 23bb o goc phia Dong cua phi truong Phung Duc . Chu Kiet Gun  # 2, chu Long (dau bac) Slick # 2 bay phia sau yem tro , Tr/ta Phi doan truong Pham dang Luan bay C&C . Luc nay BMT da hoan toan that thu . Dich quan da khap moi noi . Hoa luc va phong khong day dac .Trung doan 53  tu thu o day da may tuan khong duoc tiep te tan thuong . Ngay sang hom do 13/3/75 , mot  A37 bi ban rot trong khi oanh kich BTM ,  pilot nhay du nhung  chua biet so phan ra sao.
Hop doan 5 chiec bay tu  bac- dong - bac xuong phi truong Phung duc . Tui chu bay rat thap , bay xat ngon cao su de tranh SA7 & phong khong  . Qua khoi quoc lo BMT –Nha Trang , ve huong Dong Bac cua Phi truong Phung Duc khoang  7 , 8 km , ba chau va chu phat hien nhieu ham tru an va ho ca nhan cua  dich quan duoc nguy trang  rat ky duoi nhung bui cay la  um tum doc theo cac bo ruong hoang . Ngay lap tuc , ba chau nghieng canh qua phai  ban may loat rocket nail vao muc tieu . Chu thay rat ro khoi do bay len  tung cum ..  Vua keo qua phai tro lai thi Ba chau bi trung dan . Khoi den va canh quat bi gay bay xet qua truoc mat chu . Trong luc  2 mat chu con dan chat  theo phi co cua Ba chau thi dich ban chu 2 SA7 , mot luon duoi bung va mot ngay truoc mui tau , ca 2 deu trat . Chu voi vua chui mui bay xuong thap hon de tranh dan cua dich quan  vua goi ba chau tren tang so guard ( tang so emergency ) . “ Hung oi may dau Hung ?  May dau Hung ?. Hung oi may dau Hung !.  May con song khong , may dau Hung” ?. Bang truc giac , chu nghi ngay neu khong cuu duoc Ba chau va cac chu ngay luc nay thi khong con dip nao khac  . Phan xa tu nhien , sau khi lay lai duoc cao do tuong doi an toan , chu vong tro lai va tiep tuc goi Ba chau ... Chu goi Ba chau that nhieu nhung khong ai dap lai . Tat ca chi la lang thinh ,  trong vang , tuyet vong  giua rung nui  hoang vu chap chung  duoi  troi  chieu vang vot chet choc, the luong !.
Xang da can , troi da toi , Tr/t Luan  ra linh ra khoi vung de  di don toan 5 nguoi cua chu  D/u Lam hong Son dang chay lac trong rung . Chu theo hop doan ve Thanh An do xang ma coi long tan nat !!.
Ve toi phi doan chu tron trong phi doan luon khong dam ve nha ngay . Chu so khong biet phai tra loi voi me chau nhu the nao . Nha chu ngay xat nha ba me chau . Noi doi thi  khong xong  ma noi that thi dau qua lam sao noi duoc . Ngoi nan lai , buon qua chu va Tr/t Luan noc gan can chai Martin . Cho that khuya khi moi nguoi da ngu ,  chu moi len ve nha . Nga lung thiep di duoc mot chut chu tro day ,  lat dat  vao phi doan that som va … chu tron me chau luon cho toi bay gio !!!.
The roi moi nguoi moi noi , troi dat khap bon Phuong troi khon kho …
Nam roi , duoc biet chau va me chau thu thap tin tuc , dia diem hanh quan va toa do cho may bay  rot , chu co vao thu vien thanh pho tim xem lai nhung ban do BMT cu , cung nhu doc lai  nhung ban do chu Andy . Ph da post tren Phidoan219 Group  nhung chu khong tim ra duoc mot checkpoint nao ro rang , mot toa do nao chac chan , chi uoc chung , do chung , ma thoi . Lo trinh toan la rung cao su noi tiep voi nhung thua ruong hoang tren doi nui thap day lao say . Co duoi chon chen lan nhung bui cay moc um tum … Chu da khong dam co y kien vi trat mot li di mot dam ma mot dam vuong thi biet dau ma tim , lam sao dao boi cho xue !!!.
Bay gio , qua  nhung dien tien het suc mach lac , theo  nhung chi tiet rat thuyet phuc , nhung hien vat , hien truong ro rang , qua  than giao cach cam cua chinh dua  con di  tim cha , cua vo  di tim chong  , chu  linh cam day dung la Ba con va cac chu Hanh , Nghiem , An . Chu chi khong hieu noi tai sao nhung nguoi  CS  da hanh xu mot cach khon nan  , ac doc va de hen nhu vay . Ho lay may tam the bay de lam gi ?!  Khong bao gio hieu noi ho . Boi vay sau khi di  tu ve , bang moi gia chu da bo nuoc ra di ,  roi  khong bao gio gap lai me chu !. Me chu da mat trong nhung ngay thang khon cung nhat va khong thay mat con !!.
That la mau nhiem ! Nho ba chau va cac chu linh thieng chi duong  dan loi  , cho khong  , biet dau ma tim . Tim den cho phi co rot cung dau co ba chau va cac chu o do . Cam on Troi Phat da phu ho moi nguoi , sap xep moi viec .
Chau  Ng VY  men,
Ngay xua chau va em Dung con be xiu , di dau ba chau cung cho chau va me chau di tren chiec xe Honda mau do duoc lau chui sach se . Chau ngoi phia truoc bing xang , me chau be em Dung ngoi  om ba chau dang sau that la hanh phuc .
 Bay gio mac dau chau da truong thanh va thay doi nhieu nhung chau con rat nhieu net de thuong ngay xua nhat la tren khuon mat nung nui ma chu con nho .
That long ma noi dieu chu mong moi van la ba chau va cac chu duoc tro ve con song cho khong phai tro ve bang nhung nam xuong tan !!!...
Sau cung chu nho chau dot dum  chu cho Ba chau , Chu Hanh , chu Nghiem , chu An  moi nguoi 3 nen huong . Voi tat ca long thanh cua chu , chu xin mot lan nua nghieng minh truoc anh linh cua cac ban . Du suong du kho , du chan troi goc be , chung toi khong bao gio quen cac ban .
Xin tam biet .
Men ,
Foothill Ranch , CA  07/Mar/2011
 chu DuongngocNhu